Búp bê Barbie
Barbie, Ra Đời Như Thế
Nào?
Vào những năm đầu 1950, bà
Ruth Handler thường trông thấy cô con gái nhỏ của bà, Barbara, và bạn gái của
cô bé thích thú chơi đùa với búp bê người lớn nhiều hơn với búp bê cho trẻ con.
Do tất cả những búp bê người lớn thời bấy giờ đều được làm từ giấy hoặc là bìa
các tông nên bà Handler quyết định tạo ra một cô búp bê ba chiều giống như thật
để có thể chắp cánh cho những tưởng tượng của con gái bà.
Bà đã trình bày ý tưởng này
với giám đốc quảng cáo công ty Mattel, công ty mà bà và chồng, ông Elliot, đã
thành lập trong gara của họ vài năm trước đó. Tất cả những thành viên nam giới
trong công ty đã không đồng ý với ý tưởng đó vì cho rằng nó quá đắt đỏ và không
có nhiều cơ hội để hấp dẫn được một thị trường rộng lớn.
Không lâu sau đó, bà đã trở
về từ chuyến du lịch Châu Âu đem theo búp bê “Lilli”. Cô búp bê này được ra đời
dựa theo một nhân vật trong truyện cười của Đức. Bà đã dành thời gian thiết kế
một cô búp bê giống như Lilli và bà còn thuê cả một nhà thiết kế để tạo ra những
bộ quần áo thật cho búp bê. Và cô búp bê Barbie ra đời (bà Handler đã lấy tên
con gái mình để đặt tên cho cô búp bê).
Công ty Mattel cuối cùng đã
chấp thuận trước nỗ lực của bà Handler, và búp bê Barbie lần đầu tiên đã xuất
hiện ở Hội chợ đồ chơi Mỹ ở thành phố New York năm 1959. Các bé gái rất thích
thú với cô búp bê này, và Barbie đã lập kỉ lục về doanh thu cho Mattel ngay lần
đầu tiên được tung ra thị trường (công ty bán được 351000 búp bê với giá đơn vị
là 3$). Kể từ đó, búp bê Barbie ngày càng thịnh hành; và ngày nay, với hơn 1
triệu búp bế đã bán được, dòng sản phẩm búp bê Barbie được xem là thành công nhất
trong lịch sử ngành đồ chơi.
Cuối những năm 60 tổ chức
giải phóng Barbie được thành lập, sau khi Mattel sản xuất búp bê Ken (được đặt
theo tên con trai bà Handler). Bất chấp những lời phản bác, chơi đùa với búp bê
Barbie dường như là một cách để các bé gái cải thiện hình ảnh của mình và khiến
các em tự tin hơn về bản thân. Điều này qua thời gian càng được kiểm nghiệm khi
búp bê Barbie ngày càng đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ: như bác sĩ, nhà du hành
vũ trụ, doanh nhân, cảnh sát, tình nguyện viên UNICEF, và vận động viên.
Ruth Handler thực sự đã tạo
ra một biểu tượng nước Mỹ, biểu tượng cho những ước mơ của các bé gái và là tấm
gương phản ánh xã hội Mỹ. Điều này được thể hiện qua những bộ quần áo mà Barbie
mặc và thậm chí cả sự thay đổi trên gương mặt để phù hợp với sự chuyển dịch của
thời gian; và qua những cống hiến của cô cho chính trị cũng như từ thiện; và gần
đây nhất là sự đa văn hoá trong dòng sản phẩm búp bê Barbie. Chắc chắn rằng búp
bê Barbie sẽ tiếp tục đồng hành cùng nước Mỹ bước vào một thiên niên kỷ mới.
Besame mucho