TÌM VỀ NƯỚC TRỜI
Ads
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020
CÓ CHÚA CÙNG ĐỒNG HÀNH
Mầu Nhiệm 5 sự mừng:
"Thứ hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời." Ái mộ những sự trên trời là một ơn ta phải xin, vì dưới đất có nhiều điều làm ta ái mộ: ái mộ một người, một vật hay một việc nào đó. Ái mộ quá có thể dẫn đến tôn thờ và làm nô lệ.
"Thứ hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời." Ái mộ những sự trên trời là một ơn ta phải xin, vì dưới đất có nhiều điều làm ta ái mộ: ái mộ một người, một vật hay một việc nào đó. Ái mộ quá có thể dẫn đến tôn thờ và làm nô lệ.
Trái
đất có vẻ đẹp riêng của nó, vẻ đẹp làm dịu lòng
ta trong hành trình cuộc đời. Tiếc thay nhiều lúc vẻ
đẹp ấy giữ chân ta lại, không cho ta bước nhanh tới
đích. Lắm khi vẻ đẹp ấy kéo ghì ta xuống, không cho
ta ngước lên cao.
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020
LỄ VỌNG PHỤC SINH
Bài giảng lễ Vọng Phục Sinh
(Bài giảng của ĐGM Giuse
Nguyễn Năng – Lm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc ghi)
. . .
Hôm nay, Chúa Giêsu đã sống
lại, Chúa mở đường cho chúng ta đi. Chúa mời gọi chúng ta đi theo con đường ấy.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta nhìn ngắm cây nến Phục Sinh. Đó là biểu tưởng
hết sức ý nghĩa. Thế giới tăm tối này, nếu không có ánh sáng của Chúa thì vẫn
chìm ngập trong bóng đêm, vẫn là tăm tối, vẫn là tội lỗi, vẫn là chết chóc.
Nhưng ánh sáng của Chúa đã thắp lên để chiếu soi thế giới, chiếu soi cuộc đời của
mỗi người chúng ta. Anh chị em hãy nhìn lên ánh sáng của Chúa Giêsu để mà tiến
bước. Ánh sáng này, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương Phúc Âm,
luôn luôn bị những cơn lốc, những cơn gió của tội lỗi tìm cách làm tắt đi. Cơn
gió của trào lưu tục hóa, luôn luôn muốn thổi mạnh lên thành bão táp để làm tắt
ngúm cây nến Phục Sinh, là Lời Chúa, là tình thương của Chúa. Thánh Gioan lại
khẳng định, bóng tối tìm cách trấn áp ánh sáng nhưng mà không bao giờ lại có thể
làm tắt được ánh sáng của Chúa Giêsu. Ánh sáng của Chúa, một khi đã được đốt
lên thì chúng ta cứ tin tưởng mà bước theo Chúa. Hôm nay Chúa Giêsu đã sống lại,
đó là lời bảo đảm cho chúng ta rằng Ánh sáng của Chúa Giêsu sẽ còn mãi.
NHỮNG NỖI NGHI NGỜ
Không phải mọi sự chỉ toàn
là ánh sáng.
Suy niệm của Jean-Yves
Garneau
Những nỗi nghi ngờ của
chúng ta.
Nhiều người đã nhìn thấy
Chúa Giêsu tận mắt, đã nghe Ngài nói, đã biết những việc lạ lùng Ngài làm. Có lẽ
chính họ đã chứng kiến nữa. Nhưng cũng chính những người đó vẫn không tin nơi
Ngài. Họ đã không nhận ra được rằng Ngài là Đấng Cứu Độ. Trái lại, nhiều người
đã “chối bỏ, trao nộp và giết” Ngài (Cv 3,13;14;15).
Nhiều lần sau khi Phục
Sinh, Chúa Kitô đã hiện ra với các môn đệ. Và khi những biến cố như thế xảy ra,
thì không phải tự nhiên các ông vui mừng phấn khởi ngay đâu, nhưng đúng hơn các
ông ngạc nhiên, nghi ngờ. Thánh Luca nói với chúng ta rằng: “Họ tưởng trông thấy
ma” (24,37). Phải có những cử chỉ đầy thuyết phục để cho các Tông đồ tin vào
Chúa Giêsu: “Hãy xem tay chân Thầy đây. Hãy sờ xem…”. Mà vẫn chưa đủ, Ngài còn
phải ăn một miếng cá nướng trước mặt các ông.
Khi biết được những điều
này ta sẽ không ngạc nhiên khi nhiều Kitô hữu thuộc những thời đại và trong những
hoàn cảnh khác nhau, đã muốn chối bỏ Chúa Kitô hoặc ít ra là nghi ngờ. “Đức tin
của tôi dựa trên cái gì? Tôi có lý mà tin chăng? Tôi có lầm đường chăng?”. Ai
mà chẳng có lần tự đặt cho mình những câu hỏi như thế. Có lẽ hiện giờ một số
người vẫn còn những thắc mắc kiểu ấy nữa.
Giả như ít ra, vào những giờ
phút ấy, chúng ta có được những dấu chỉ cũng rõ rệt như những dấu chỉ mà các
môn đệ xưa kia đã có được. Trông thấy Chúa Kitô, sờ vào Ngài, nghe Ngài! Và lúc
đó mọi sự sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng những dấu chỉ ấy không được ban cho
chúng ta. Chúng ta đừng chờ đợi vô ích. Nhìn thấy Chúa Giêsu bằng mắt xác thịt,
sờ vào Ngài với đôi bàn tay của chúng ta, chính tai chúng ta nghe Ngài, ngồi ăn
cùng với Ngài như các chứng nhân đầu tiên về sự Phục Sinh, đó không phải là cơ
may của chúng ta.
Những điểm qui chiếu.
Như thế không có nghĩa là
chúng ta hoàn toàn bị chìm ngập trong tối tăm và không thể bám víu vào cái gì cả
để khơi dậy đức tin nơi mình.
CHÚA NAY THỰC ĐÃ PHỤC SINH
ÐK: Chúa nay thực đã phục
sinh. Alleluia, Alleluia.
1. Ngài từ trong kẻ chết sống
lại, Alleluia, Alleluia. Và niềm vui tràn lan nơi nơi.
2. Ngài toàn thắng tội lỗi
thế trần, Alleluia, Alleluia. Và ngàn dân hưởng ơn cứu rỗi.
3. Ngài dọi chiếu triều ánh
sáng Người, Alleluia, Alleluia. Chỉ đường cho đoàn dân đi tới.
SỰ SỐNG LẠI LÀ NIỀM HY VỌNG
Nếu sự chết là nỗi sợ hãi
nhất của con người thì sự phục sinh là niềm hy vọng lớn nhất cho kiếp người
chúng ta. Sinh bệnh lão tử là lẽ thường tình, nhưng chết rồi đi đâu mãi là câu
hỏi của con người qua mọi thời đại. Con người vẫn trăn trở, thắc mắc. Có biết
bao tôn giáo, có biết bao các hiền sĩ đã mải công đi tìm câu trả lời. Thánh
Phao-lô cũng từng đối diện với câu hỏi đầy hóc búa ấy. Qua đây, thánh Phao-lô
đã cho chúng ta hiểu thế nào về sự sống lại. Ngài nói:
“Khi anh em gieo giống, nếu
hạt giống không chết đi thì sẽ không bao giờ nẩy mầm sống lại, cây non từ hạt
giống mọc lên trông khác hẳn hạt lúc gieo xuống đất. Thiên Chúa cho nó hình thể
theo ý Ngài, mỗi loại hạt giống sinh ra một loại cây; sự sống lại của người chết
cũng thế, chết là thân thể hư nát nhưng sống lại là thân thể không hư nát, chết
là thân thể xương thịt nhưng sống lại là thân thể thần linh, vì đã có thân thể
xương thịt tất nhiên cũng có thân thể thần linh. Tôi xin tỏ cho anh em huyền
nhiệm nầy, chúng ta sẽ không chết hết nhưng tất cả đều sẽ biến hóa trong giây
lát, trong chớp mắt, khi có tiếng kèn cuối cùng, vì kèn sẽ thổi. Người chết sẽ
sống lại với thân thể không hư nát nữa và chúng ta, những người còn sống sẽ được
biến hóa” (1 Cor 15, 35-52)
Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020
CẦU NGUYỆN TRONG CƠN THỬ THÁCH
Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên
Chúa, là tâm sự với Chúa, là lắng nghe và tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và sống
tương quan thân tình với Người.
Thế nhưng khi phải đối diện
với sự dữ là đau khổ, nghèo đói, bệnh tật,
chiến tranh, khủng bố, tai họa môi sinh, bị hiểu lầm, bị phụ tình hay bị đối xử
bất công thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện được với Chúa? làm sao chúng ta
có thể sống đức tin trong những lúc như thế? Đó là điều thử thách lớn nhất đối
với người kitô hữu. Vì thế, người viết muốn chọn đề tài này để tìm hiểu về giá
trị của lời cầu nguyện, nhằm hướng tới một đời sống kết hiệp với Chúa sâu xa
hơn trong mọi biến cố đau thương của cuộc đời.
KINH KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA
Chúng con kính lạy và ngợi
khen sự mầu nhiệm Mình Thánh rất sang trọng, Máu Thánh rất châu báu vô cùng bởi
lòng Đức Bà Maria đồng trinh sạch sẽ mà ra, đã để mình trong phép mầu nhiệm này
cho được ở cùng chúng con: là đêm sau hết khi Người còn ngồi cùng các đầy tớ mà
ăn bữa tối là bữa trọng trên hết các bữa; khi đã giữ cho đủ các phép đạo cũ
truyền lại mà ăn bữa này, đoạn mới phó mình cho mười hai đầy tớ lấy làm của ăn.
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020
MÙA CHAY THÁNH VÀ THỜI ĐẠI DỊCH CORONA
Thuốc giải độc duy nhất cho nỗi sợ hãi là niềm tin, và cách chắc chắn nhất để xây dựng và củng cố niềm tin là cầu nguyện.
Người ta thường nói rằng với Chúa, không có gì thực sự là trùng hợp cách ngẫu nhiên. Cũng thế, sự bùng nổ đại dịch Covid-19 toàn cầu diễn ra cùng lúc với việc cử hành Tuần Thánh năm nay sẽ khiến cho nhiều người Công giáo phải suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của sự trùng hợp bất ngờ giữa hai sự kiện này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)