BÀI HÁT: NGUYỆN CẦU CHO NHAU
Đức khiết tịnh trong Hôn nhân
Có
quan niệm cho rằng đức khiết tịnh chỉ
dành riêng cho đời tu. Vấn đề được nêu ra cụ thể hơn là Giáo Hội chỉ kêu gọi những
người sống đời sống hôn nhân chỉ giữ đức khiết tịnh cho đến lúc kết hôn mà
thôi. Để trả lời cho quan niệm trên ta cần tìm hiểu xem đức khiết tịnh là gì và
đâu là ý nghĩa của nó trong đời sống hôn nhân?
1. Đức khiết tịnh là gì ?
Phải
thừa nhận rằng chữ "khiết tịnh" tự nó thường được hiểu như một sự
tiêu cực. Đối với nhiều người nó được hiểu như sự ức chế của tính dục. Đức khiết
tịnh không có nghĩa là khước từ thực hiện tính dục của đôi bạn đã thành hôn.
Nhưng đức khiết tịnh thật sự là một nhân đức. Nó điều khiển những ham muốn của
tính dục, cách cư xử và hướng đến tình yêu đích thực. Đức khiết tịnh chấp nhận
sự trọn vẹn ý nghĩa của tính dục, cũng như sự tốt lành của người nam và người nữ
mà Chúa đã dựng nên. Vì thế đức khiết tịnh cũng phải được hiểu và chu toàn một
cách đúng nghĩa trong đời sống hôn nhân nữa.
Theo
Thánh Kinh, Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài sống mầu nhiệm hiệp thông và yêu
thương nơi chính bản thân Ngài. "Thiên Chúa sáng tạo nên con người giống
hình ảnh Ngài, Ngài tạo dựng nên họ có nam có nữ" (St 1,27). "Thiên
Chúa ban cho người nam và người nữ phẩm giá con người bằng nhau" (GS 49).
Vì thế sự hiệp thông giữa họ trong hôn nhân là sự bắt chước lòng quảng đại và
phong phú của Đấng Tạo Hoá (x.
Giáo Lý Hội Thánh Công giáo, 2335). Khi Đức Giêsu đến, Ngài đã tái lập sự sáng
tạo trong tinh tuyền nguyên thuỷ của nó. Ngài kêu gọi: "Các ngươi nghe người
ta nói rằng: Ngươi sẽ không phạm tội ngoại tình. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: ai
nhìn xem người phụ nữ để thoả tình dục, thì cũng đã phạm tội ngoại tình với nó
trong lòng mình" (Mt 5,27-28). Như vậy đức khiết tịnh theo Thánh Kinh bao
gồm sự trọn vẹn của con người và sự toàn vẹn của việc trao ban.
2. Ơn gọi khiết tịnh
Tất
cả mọi người đã lãnh nhận phép Rửa tội đều được kêu gọi giữ đức khiết tịnh vì
"đã mặc lấy Đức Kitô" là khuôn mẫu của sự khiết tịnh (Gl 3,27). Họ được
kêu gọi sống đời khiết tịnh tuỳ theo bậc sống của mình: tu trì hay hôn nhân (x.
Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 2348). Những người có vợ chồng sẽ giữ đức khiết tịnh
phu thê. Vợ chồng đã đính hôn phải giữ đức khiết tịnh trong sự tiết dục. Họ nên
coi những thử thách như dịp khám phá tình yêu và sự trung thành tôn trọng nhau
trong khế ước hôn nhân. Họ sẽ dành cho nhau những bày tỏ yêu thương của vợ chồng
trong đời sống hôn nhân và giúp nhau lớn lên trong đức khiết tịnh: Yêu thương.
Đối
với người Kitô hữu, đức khiết tịnh mời gọi họ biểu lộ qua những lời cam kết: Tự
do trọn vẹn, chung thuỷ và đón nhận việc sinh sản và giáo dục con cái. Vì thế,
trong đời sống lứa đôi không chỉ giữ đức khiết tịnh trước khi thành hôn mà còn
phải tiết chế và phải tự chủ trong hoạt động tính dục suốt cả cuộc đời. Đức khiết
tịnh giúp cho đôi bạn luôn hướng về nhau và trung thành với nhau.
Như
vậy, đức khiết tịnh mời gọi và bó buộc cả bậc tu trì và bậc sống hôn nhân gia
đình. Mọi hình thức xúc phạm đến đức khiết tịnh: Ngoại tình, dâm ô, thủ dâm đều
phá vỡ sự hiệp thông và yêu thương nơi các bậc sống trong Giáo Hội. Muốn sống
và chu toàn đời sống khiết tịnh thì Đức ái là mô hình và là động lực làm cho đức
khiết tịnh trở nên ý nghĩa hơn. Đức ái sẽ làm cho việc giữ đức khiết tịnh trở
thành sự dịu dàng, êm ái đầy yêu thương nơi đời sống mình.
Lm Nguyễn Văn Tuấn