Ads

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

INRI NGHĨA LÀ GÌ ?

INRI là những kí tự viết tắt cho câu viết tiếng Latinh: Iẽsus Nazarẽnus Rẽx Iũdaeõrum, nghĩa là: "Giêsu người Nazareth, Vua dân Do Thái". Chữ này xuất hiện trong Phúc âm Gioan (19:19) của Tân Ước. Những đoạn khác tương tự có trong Matthew (27: 37); Maccô (15: 26) và Luca (23: 38).

Nhiều tượng thánh giá có cả một tấm bảng hay tấm giấy da đúng kiểu mang những kí tự INRI viết lên đó, thỉnh thoảng được khắc trực tiếp lên thánh giá, thông thường nó chỉ được treo ở bên trên tượng Giêsu.

Trong Phúc âm Gioan (19: 19-20) những chữ này được giải thích:
Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do-thái." Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp.
Một số Giáo hội Chính Thống giáo Đông Phương sử dụng những kí tự tiếng Hy Lạp INBI dựa vào văn bản tiếng Hy Lạp về chữ khắc trên thánh giá: Ἰησοῦς ὁ Ναζωραῖος ὁ Bασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων
Sự thay đổi khác nào đó về dòng chữ này: ὁ Bασιλεὺς τοῦ κόσμου
Trong tiếng Do Thái, câu này thông thường đều được viết lại: ישוע הנצרי ומלך היהודים 
Như việc Phi-la-tô (Pilate) miễn cưỡng để đóng đinh Giêsu vào thánh giá mà không có sự biện hộ, vì ông ta tôn trọng hiệp ước giữa La Mã với người Do Thái, cho phép họ có chế độ tự trị hạn chế. Khi những thượng tế Do thái than trách rằng Giêsu đang can thiệp vào chính quyền tự trị đó bằng việc tự nhận là Con Thiên Chúa, Phi-la-tô thách thức Giêsu bằng câu nói: "Ông có phải là vua dân Do Thái không?" (Gioan 18:33) để phủ nhận chức vị của Giêsu. Giêsu không từ chối sự tố cáo. Việc Phi-la-tô miễn cưỡng để đóng đinh Giêsu vào thánh giá thì phù hợp với những văn bản của tín đồ Kitô, trái ngược với sự tán thành việc này của hàng nghìn người Do thái và Samari trong thời gian ấy.

Nhiều đức tin cho rằng, sự biện hộ cho việc đóng đinh vào thánh giá là tuyên bố của chính Giêsu về sứ mạng của mình. Tuy nhiên, trong Gioan có đoạn viết:
Các thượng tế của người Do Thái nói với ông Phi-la-tô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Do-thái", nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-Thái". Ông Phi-la-tô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"
Dường như được hiểu bóng gió rằng: Phi-la-tô đã phủ quyết lời tố cáo Giêsu của người Do Thái vì người đã nhận mình là vua (Gioan 19:12), thay vào đó Phi-la-tô lại cho rằng Giêsu bị đóng đinh vào thánh giá bởi vì Người là Vua của dân Do Thái. Như vậy, các tín đồ Kitô giáo sơ khai như ở thế kỷ thứ hai quả quyết, Phi-la-tô bị thuyết phục rằng Giêsu là Đấng Messiah.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia