Chứng tích khăn liệm xác
Chúa còn lưu lại đến ngày nay, một vài điều cần lưu ý về khăn liệm, di sản quí
báu:
Khăn liệm thành Turin không
chỉ là một thứ vải khảo cổ, nhưng còn là “Thánh tích huy hoàng nhất về cuộc
Thương khó và Phục sinh của Đức Giêsu” (Đức Gioan Phaolô II).
Việc khảo sát tỉ mỉ những dấu
in trên tấm khăn liệm, được soi sáng nhờ việc tìm hiểu của các chuyên gia Tin Mừng,
những khám phá của khoa học, của lịch sử và khảo cổ học, đã cho chúng ta thấy rằng,
Đấng đã được tấm khăn bao bọc cách đây trên 2000 năm, dưới thời Roma chiếm
đóng, đúng là một người nam bị đóng đinh, khoảng 30 tuổi, chiều cao 1m83
Hơn nữa, chúng ta biết rằng
Người bị đánh đòn, trên đầu máu chảy lai láng do một vòng gai đâm thâu, Người
đã vác một tấm gỗ trên vai, bị đóng đinh trên thập giá, và ngược hẳn tục lệ,
chân Người không bị đánh dập. Khăn Liệm cho thấy rằng sau khi đã chết, cạnh sườn
Người bị một mũi giáo đâm làm cho máu và nước chảy ra.
Cung cấp một số yếu tố cần
thiết, khăn liệm mang lại cho chúng ta nhiều yếu tố mới về cuộc khổ nạn của Đức
Giêsu, và giúp chúng ta suy ngắm nỗi khổ đau, cái chết và sự phục sinh của Người.
Những vết thương và vết máu
in trên tấm vải này nhắc nhớ chúng ta cảnh cảm động của Tin Mừng, nói về việc
Chúa Giêsu sống lại hiện ra với Tôma để củng cố đức tin của Thánh nhân bằng
cách cho ông sờ vào những vết thương ở tay và cạnh sườn Người. Lúc ấy ông Tôma
nhận ra Chúa, và trong ánh huy hoàng của Đấng Phục Sinh, ông đã kêu lên: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,2)
Những bức ảnh khăn liệm đầu
tiên chụp ngày 25.04.1898 do nhà nhiếp ảnh Secondo PIA, là những bức ảnh rất đẹp
và gây kinh ngạc. Ngay lần tráng phim đầu tiên, nói cách khác là từ âm bản, người
ta đã khám phá ra bức hình thân thể một người bị xử tử và bị đóng đinh, một sự
thật đầy cảm kích, và một khuôn mặt uy nghi đáng kính. Thực ra âm bản này xuất
hiện như một bức ảnh dương đích thực. Khăn liệm thành Turin là một loại ảnh âm,
âm bản cũ nhất trong lịch sử, một âm bản trên vải.
Cạnh sườn bị đâm thâu:
“Khi đến gần Đức Giêsu và
thấy Người đã chết, họ không đánh dập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy
giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,33)
Trên tấm khăn liệm, vết
thương cạnh sườn bên phải có hình dạng trái trứng, chiều dài 4,8 cm và chiều rộng
1,5 cm.
Thực sự Đức Kitô đã bị một
lưỡi giáo đâm vào cạnh sườn bên phải nơi động mạch gian sườn thứ năm, mũi giáo
hướng về tim. Người ta có bằng chứng là ngực bị đâm sau khi chết, vì lý do vết
thương bị hở và mép vết thương không khép lại được, trong khi đó nơi người còn
sống thì mép vết thương luôn luôn khép lại.
Vết bầm tương đương với một
khối nước và máu, chảy ra từ cạnh sườn bên phải, uốn lượn xuống từ một chiều
cao 15 cm. Các nhà phẫu thuật xác nhận rằng có lẽ nước chảy ra từ màng ngoài
vào tim, và máu xuất ra từ bên phải của tim.
Vết thương có hình bầu dục
đã cho phép nhận diện chính xác rằng: khí giới dùng để đâm cạnh sườn của nạn
nhân đúng là lưỡi giáo của người Rôma. Khi thi thể Đức Giêsu đã được tháo xuống
khỏi thập giá và mang đến phần mộ, máu chảy từ cạnh sườn xuống eo, kết thành một
đai lưng đẫm máu.
Khăn liệm thành Turin không
chỉ là một thứ vải khảo cổ, nhưng còn là “Thánh tích huy hoàng nhất về cuộc
Thương khó và Phục sinh của Đức Giêsu” (Đức Gioan Phaolô II).
Việc khảo sát tỉ mỉ những dấu
in trên tấm khăn liệm, được soi sáng nhờ việc tìm hiểu của các chuyên gia Tin Mừng,
những khám phá của khoa học, của lịch sử và khảo cổ học, đã cho chúng ta thấy rằng,
Đấng đã được tấm khăn bao bọc cách đây trên 2000 năm, dưới thời Roma chiếm
đóng, đúng là một người nam bị đóng đinh, khoảng 30 tuổi, chiều cao 1m83
Hơn nữa, chúng ta biết rằng
Người bị đánh đòn, trên đầu máu chảy lai láng do một vòng gai đâm thâu, Người
đã vác một tấm gỗ trên vai, bị đóng đinh trên thập giá, và ngược hẳn tục lệ,
chân Người không bị đánh dập. Khăn Liệm cho thấy rằng sau khi đã chết, cạnh sườn
Người bị một mũi giáo đâm làm cho máu và nước chảy ra.
Cung cấp một số yếu tố cần
thiết, khăn liệm mang lại cho chúng ta nhiều yếu tố mới về cuộc khổ nạn của Đức
Giêsu, và giúp chúng ta suy ngắm nỗi khổ đau, cái chết và sự phục sinh của Người.
Những vết thương và vết máu
in trên tấm vải này nhắc nhớ chúng ta cảnh cảm động của Tin Mừng, nói về việc
Chúa Giêsu sống lại hiện ra với Tôma để củng cố đức tin của Thánh nhân bằng
cách cho ông sờ vào những vết thương ở tay và cạnh sườn Người. Lúc ấy ông Tôma
nhận ra Chúa, và trong ánh huy hoàng của Đấng Phục Sinh, ông đã kêu lên: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,2)
Những bức ảnh khăn liệm đầu
tiên chụp ngày 25.04.1898 do nhà nhiếp ảnh Secondo PIA, là những bức ảnh rất đẹp
và gây kinh ngạc. Ngay lần tráng phim đầu tiên, nói cách khác là từ âm bản, người
ta đã khám phá ra bức hình thân thể một người bị xử tử và bị đóng đinh, một sự
thật đầy cảm kích, và một khuôn mặt uy nghi đáng kính. Thực ra âm bản này xuất
hiện như một bức ảnh dương đích thực. Khăn liệm thành Turin là một loại ảnh âm,
âm bản cũ nhất trong lịch sử, một âm bản trên vải.
Cạnh sườn bị đâm thâu:
“Khi đến gần Đức Giêsu và
thấy Người đã chết, họ không đánh dập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy
giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,33)
Trên tấm khăn liệm, vết
thương cạnh sườn bên phải có hình dạng trái trứng, chiều dài 4,8 cm và chiều rộng
1,5 cm.
Thực sự Đức Kitô đã bị một
lưỡi giáo đâm vào cạnh sườn bên phải nơi động mạch gian sườn thứ năm, mũi giáo
hướng về tim. Người ta có bằng chứng là ngực bị đâm sau khi chết, vì lý do vết
thương bị hở và mép vết thương không khép lại được, trong khi đó nơi người còn
sống thì mép vết thương luôn luôn khép lại.
Vết bầm tương đương với một
khối nước và máu, chảy ra từ cạnh sườn bên phải, uốn lượn xuống từ một chiều
cao 15 cm. Các nhà phẫu thuật xác nhận rằng có lẽ nước chảy ra từ màng ngoài
vào tim, và máu xuất ra từ bên phải của tim.
Vết thương có hình bầu dục
đã cho phép nhận diện chính xác rằng: khí giới dùng để đâm cạnh sườn của nạn
nhân đúng là lưỡi giáo của người Rôma. Khi thi thể Đức Giêsu đã được tháo xuống
khỏi thập giá và mang đến phần mộ, máu chảy từ cạnh sườn xuống eo, kết thành một
đai lưng đẫm máu.