Ads

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

ĐÁ

Lời tuyên xưng của thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Chúa Giêsu liền khen thưởng thánh Phêrô: “Phêrô, con là Đá trên Đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Con là Đá: Đá ở đây vừa là tảng đá vừa là tên mới của Simon.

Trong Kinh thánh, khi trao nhiệm vụ đặc biệt cho một nhân vật nào, Thiên Chúa thường đổi tên người đó (St 17,5-15. 35, 10. Tv 23, 34).

Quả vậy, khi đổi tên Simon là Phêrô, tức là Đá, Chúa có ý chỉ Phêrô sẽ là đá tảng vững chắc, trên đó Người sẽ xây Hội Thánh của Người và Chúa còn hứa với thánh Phêrô: quyền lực của quỷ thần sẽ không thắng nổi. Như vậy Phêrô là một tảng đá, một tảng đá chắc chắn, bền vững và kiên cố.

Phi hành gia James Irwin, lái chiếc phi thuyền Apolo 15, sau khi đáp xuống mặt trăng, ông đào một tạ đá đưa về trái đất. Ông đem đi khắp thế giới để nói về sự thành công vĩ đại của khoa học không gian ngày nay. Ngày 8/3/1973 James Irwin đã nói chuyện tại rạp Thống nhất ở Sai gòn như sau:
Có ba loại đá tượng trưng cho ba lãnh vực:
1/ Đá mê tín của những người bạc nhược, không tận dụng khả năng của mình mà chỉ tin vào sức thần thiêng giải quyết trong mọi lãnh vực cuộc sống. Loại đá nê tín này khiến nhiều người lầm lẫn, vì tin rằng cứ rờ vào là khỏi bệnh tật, thiat1 hoạn nạn, hết rủi ro, được bình an!

2/ Đá nguyệt cầu (đá lấy từ mặt trăng), tượng trưng cho tài khéo léo của khối óc và nỗ lực làm việc của con người cộng tác với ơn Chúa.
Sự thành công này, nhiều người đã quá cao vọng, đi đến chỗ cực đoan và kiêu ngạo, tưởng khoa học sẽ giải quyết thỏa đáng mọi khát vọng của con người! Nhưng nếu có ai tài giỏi hơn tôi khi ngồi vào phi thuyền đi vào không gian, mới thấy con người quá nhỏ bé, so với quyền lực của vũ trụ, và số phận con người quá mong manh như bong bóng xà phòng trong không khí. Do đó phải biết rằng khoa học không bao giờ làm ra được cái máy nói dối, chỉ những kẻ phủ nhận Thiên Chúa mới nói dối và lại cho là khôn ngoan!

3/ Đá Kitô ngồi vào phi thuyền mới thấy con người không thể cậy dựa hoàn toàn vào sức mạnh của  phàm nhân. Hơn lúc nào hết, ngay lúc này chỉ còn trông cậy vào sự nâng đỡ của Thượng Đế cho con người một niềm tin, niềm phó thác và sự bình tĩnh. Bởi vì “Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho thoát được Thánh Nhan?

Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty vẫn gặp thấy Ngài. Dù chấp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện, đến ở nơi chân trời góc biển phương tây, tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn, cánh tay hùng mạnh giữ lấy con” (Tv 139/138, 7-10).

Do đó ơn Chúa phù trợ giúp cho chuyến bay của chúng tôi được thành công rực rỡ là tôi tin vào Đức Kitô, vì nếu Ngài ngoảnh mặt đi trong chốc lát là tôi chết ngay (xem Tv 104/103,29)!

Vậy ngồi ở trong phi thuyền nếu biết tin vào Đức Kitô để đi đến nơi an toàn, thì người ở trong Hội Thánh tin vào Đức Kitô, chắc chắn được Ngài trợ giúp, điều chỉnh cách sống đạo, mới có thể bay về tới Thiên cung, nơi mọi người tin Chúa đang mong chờ! 
(Câu chuyện của cha Đinh Quang Thịnh. Truyện góp nhặt trg 63-64)