Ads

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

PHONG CÁCH TRONG THÁNH LỄ

Chúng ta nên nhớ:
1. Lễ Misa là linh thánh.
2. Để ăn mặc phù hợp. (Xin vui lòng xem dưới đây những trang phục thích hợp)
3. Đi lễ đúng giờ. Bạn đến trễ sẽ làm những người khác chia trí. Nếu bạn bị trì hoãn hoặc đến trễ, hãy nghĩ đến những người khác, bằng cách ngồi ở phía sau để không làm phiền những người đang cầu nguyện trong Thánh Lễ.
Tuyệt nhiên không nên ngồi ngoài nhà thờ. Dù đi muộn.
4. Hãy tắt điện thoại di động và máy nhắn tin.
5. Lấy kẹo cao su từ miệng của bạn và vất bỏ nó một cách thích hợp (không phải trên sàn nhà hoặc trên ghế dài).
6. Bái gối hướng về phía nhà tạm trước khi ngồi xuống. Bái gối là uốn cong đầu gối phải xuống sàn và đứng lên. Nếu bạn không thể bái gối, bạn nên cúi chào một cách cung kính. Mục đích của việc này là để tỏ lòng tôn kính Đức Vua của chúng ta và để xác nhận sự hiện diện của Ngài trong nhà tạm.
7. Ngồi yên lặng. Một khi chúng ta đã tìm thấy chỗ ngồi, chúng ta nên ngồi hoặc quỳ xuống lặng lẽ cầu nguyện hay chiêm niệm. Đây không phải là thời gian để giao tiếp với bạn bè. Nếu chúng ta phải nói chuyện lặng lẽ, chúng ta nên làm cho nó ngắn gọn. Mục đích của việc này là một lần nữa thể hiện sự tôn trọng đối với Thánh Thể, và để cho thấy rằng chúng ta tin Chúa thật sự hiện diện Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính! Nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta cần phải quan tâm đến những người khác họ tin, và sử dụng thời gian yên tĩnh để chiêm ngưỡng Chân Lý này.
8. Tôn trọng ranh giới. Khi đọc Kinh Lạy Cha, ví dụ, chúng ta nên nhạy cảm về nhu cầu của những người bên cạnh, có lẽ, đang nói chuyện với "Cha Chúng Ta", mà có thể bị chia trí bởi những người cần phải nắm tay.
9. Hãy ở lại cho đến khi kết thúc Thánh Lễ. Giuđa là người đầu tiên rời khỏi buổi lễ sớm trong Bữa Tiệc Ly. Chúng ta không nên theo bước chân của hắn. Thánh lễ kết thúc khi vị linh mục hay phó tế nói: "Thánh Lễ kết thúc, hãy đi trong bình an" và chúng ta thưa: "Tạ ơn Chúa ." Chúng ta nên lịch sự ở lại cho đến khi kết thúc bài thánh ca kết lễ. Đôi khi cũng có những trường hợp khẩn cấp xảy ra, trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên càng kín đáo càng tốt để không làm gián đoạn Thánh Lễ vẫn chưa kết thúc.
10. Hãy cung kính, nhẹ nhàng, và âm thầm ra khỏi nhà thờ. Một lần nữa, điều này là để thể hiện sự tôn trọng của Chúa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Có một số ở lại vài phút sau lễ để cảm tạ Chúa vì Thánh Thể mà họ vừa nhận được, nhà thờ cũng nên yên lặng để tôn trọng sự hiệp nhất sâu xa đang diễn ra. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái khi ra ngoài nhà thờ.
11. Tuyệt đối không nên vỗ tay trong khi Thánh Lễ đang được cử hành, chẳng hạn như sau khi linh mục hay phó tế giảng, hoặc là sau khi ca đoàn hát một bài thánh ca, bởi vì Thánh Lễ không phải là một buổi trình diễn! Rất tiếc là nhiều bạn trẻ thời nay, vì không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh Lễ, nên cứ thấy gì hay là vỗ tay.

Trang phục tham dự Thánh lễ:
Chúng ta nên mặc những gì chúng ta sẽ mặc nếu một vị vua mời chúng ta đến nhà của ông cho một bữa tiệc. Đó là, chúng ta nên mặc bộ đồ tốt nhất của chúng ta. Tốt nhất của chúng ta không bao giờ nên thu hút sự chú ý với chính bản thân mình, nhưng sự tôn trọng tối đa cho vua (và gia đình của Ngài) trong đó chúng ta là những khách mời đặc biệt.

Những Gì Không Nên Mặc:
Những trang phục khiếm nhã hoặc mỏng (nhìn thấy da) không bao giờ chấp nhận được.
Điều không nên đối với phụ nữ ...
- Bất cứ quần áo giương midriffs hoặc xẻ (chia tách).
- Quần áo chật có nghĩa là để nổi bật (để thu hút sự chú ý) các bộ phận cơ thể khác nhau mà đối với Thiên Chúa, và rằng chúng ta cũng cần phải coi đó, là thiêng liêng.
- Váy ngắn (trên đầu gối).
- Shorts
- Áo hở nách không có tay (tay áo ngắn thì được).
Điều Không Nên Đối Với Nam giới ...
- Quần Shorts (ngay cả trong những tháng mùa hè).
- Quần áo dơ bẩn không bao giờ chấp nhận được.
- Người bù xù, Lôi thôi lếch thếch, cẩu thả là không bao giờ chấp nhận được.

Tại sao ăn mặc khiêm tốn trong Thánh Lễ là Quan Trọng?
Những trang phục khiếm nhã (đặc biệt là đối với phụ nữ) làm những người khác chia trí và có thể khiến người ta phạm tội trong tư tưởng.
* Có những trường hợp bất khả kháng ngoài ý muốn mà chúng ta không có dịp để chuẩn bị, chúng ta cũng không nên vì đó mà bỏ tham dự Thánh Lễ. Chúa sẽ thông cảm cho chúng ta, và cũng không ai có quyền xét đoán chúng ta. Trong mọi trường hợp, hãy đến tham dự Thánh Lễ!
Tuy nhiên, trang phục khiêm tốn luôn luôn ở trong tầm kiểm soát của chúng ta - nếu chúng ta ăn mặc khiêm tốn mỗi ngày, điều này sẽ không bao giờ là một vấn đề.
Joseph V. Bùi chuyển dịch
************* *************
TRANG PHỤC ĐỨNG ĐẮN
Quần áo mặc đi ra ngoài và nhất là khi đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ cần phải đứng đắn. Những tiêu chuẩn về quần áo đứng đắn đã một thời được dán trước cửa các nhà thờ Công Giáo trong nhiều năm, bắt đầu vào năm 1930, dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI, khi kỹ nghệ phim ảnh đang phát triển đến mức độ đáng lo ngại đối với các nhà giáo dục.
Thật vậy trong Tập san của các Tu Sĩ Rôma (Bulletin of the Roman Clergy) phát hành tháng 10 năm 1928. Cha Cavanna đã gởi cho chúng ta một bản dịch của văn kiện bao gồm tiêu chuẩn về sự đứng đắn ngày 24 tháng 9 năm 1928. Sự khám phá ra một văn kiện “không còn lưu hành” cho phép chúng ta công bố một tiêu chuẩn lịch sử được xác minh đầy đủ của Rôma. Ðây chỉ là phần tối thiểu chính yếu:
1. Ngày 15 tháng 8 năm 1928 trong văn phòng tòa án tôn giáo, Ðức Giáo Hoàng Piô XI báo trước một lần nữa sự nguy hiểm (của các ăn mặc không đứng đắn), với sự mê hoặc quyến rũ, đe dọa nhiều linh hồn không cẩn trọng.”
2. Ngày 23 tháng 8, chỉ sau tám ngày, Ðức Thánh Cha triệu tập Cuộc Họp của Hội Ðồng Tòa Thánh để đề ra một lá thơ lời lẽ rất mạnh mẻ cho tất cả các Giám Mục ở Ý mở đầu một “Chiến Dịch Chống lại Thời Trang Không Ðứng Ðắn.”
Các Giám Mục đã được truyền đạt huấn thị của lá thơ này thúc giục “tất cả các trường học, trường tư thục, viện hàn lâm, lớp Giáo lý chủ nhật và phòng thí nghiệm điều khiển bởi các nữ tu” phải bảo đảm “tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn giữa tất cả thể chế của các nữ tu trong giáo phận.”
3. Ðể bảo đảm sự “tuân hành” những chỉ thị, ngày 24 tháng 9 năm 1928, chỉ một tháng sau Ðức Giáo Hoàng Piô XI, ra lệnh triệu tập Hội Ðồng Tòa Thánh cho các Giáo Sĩ để đề ra một lá thơ khác về “Chiến Dịch Chống lại Thời Trang Không Ðứng Ðắn.” Trong lá thơ này những tiêu chuẩn sau đây được mô tả: “Chúng ta nhắc lại là một chiếc áo không gọi là đứng đắn nếu được cắt sâu hơn chiều rộng hai lóng tay dưới hốc cổ, không che kín cánh tay ít nhất là tới cùi tay, và vừa vặn bên trên đầu gối. Hơn nữa, quần áo bằng vải trong suốt là không đứng đắn.”
Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ có một văn kiện nào tháo gỡ hay nới lỏng những giáo huấn trên đây. Vậy mà ngày nay khi đi tham dự Thánh Lễ chúng ta thấy nhiều phụ nữ đã vi phạm những quy ước này.
Trong tập sách “Thời Trang Không Đứng Đắn Con Đường Thênh Thang Dẫn Tới Hỏa Ngục” chúng ta còn thấy những nghiên cứu kỹ lưỡng về những tính chất khêu gợi do trang phục và cách trang điểm. Xin kể hầu bạn một số điểm quan trọng ghi nhận như sau:
- Một khuôn mặt đẹp của một phụ nữ đã gợi cảm rồi. Nếu vẻ đẹp cộng với thái độ, cách ăn nói không đứng đắn thì sẽ gây dịp tội.
- Nữ giới mặc đồ giống nam giới: một số kiểu quần tay và quần Bermuda (quần lững) cũng có tính cách khêu gợi.
- Quần áo có màu vải giống màu da người.
- Quần áo chật bó sát vào da vẻ nên vóc dáng những đường cong.
- Quần áo quá rộng hay quá chật.
- Áo cánh tay.
- Mái tóc đẹp cũng khêu gợi nên ngày xưa người ta phải trùm khăn voan khi đi tham dự Thánh Lễ.
- Làm da mịn cũng gợi cảm nên ta phải cẩn thận vì nhiều khi người ta thường nói “đó chỉ là da thôi” và mặc quần, váy ngắn và áo cánh tay, áo hở vai, hở lưng.
- Màu vải sặc sở chói lọi cũng gây lo ra chia trí nơi trang nghiêm.
Bài nghiên cứu này còn bàn đến việc cần phải ăn mặc đứng đắn ở những nơi công cộng khác như bãi biển, hồ tắm công cộng, shopping mall… Chúng ta cần phải tránh gây dịp tội vì dù là ở nơi đâu hành vi ăn mặc không đứng đắn gây dịp tội cũng đều mắc tội trọng.
Đức Giáo Hoàng Piô XII còn giáo huấn cha mẹ phải giáo dục con cái về cách ăn mặc:
“Ôi những người mẹ (cha) Kitô hữu, nếu các con chỉ biết rằng tương lai khó khăn và đau buồn, sự hổ thẹn trong việc khó khăn để ngăn cản, mà các con chuẩn bị cho con trai và con gái, tập cho chúng thói quen nghiêm khắc trong cách ăn mặc mà làm cho chúng mất đi tri giác của sự đứng đắn, các con sẽ phải tự xấu hổ vì những thiệt hại đã làm cho những kẻ bé mọn mà Thiên Ðàng giao phó cho các con săn sóc, và được nuôi nấng với phẩm giá và văn hóa của người Kitô Hữu.”
Louis ở Granada kể về một người đàn bà bị án phạt không có nguồn sống nào khác hơn là sự phù hoaước muốn được thỏa mãn. Bà sống một cuộc sống bình thường, nhưng đam mê thu hút sự chú ý bằng nhan sắc quyến rủ của mình là nguyên nhân dẫn đến mọi sự. Bà ta bị bệnh và chết lãnh nhận đầy đủ các Bí Tích. Trong khi cha linh hướng cầu nguyện cho linh hồn bà, bà đã hiện ra cho ông và nói rằng bà đã bị án phạt đời đời và nguyên nhân là sự phù phiếm. Bà thêm vào, “Tôi chỉ muốn làm vừa mắt đàn ông. Ðam mê này làm cho tôi phạm nhiều tội; nó ngăn cản tôi lãnh nhận Bí Tích tốt đẹp, và đã dẫn tôi đến án phạt đời đời.”
Cúc Nguyễn dịch thuật