Mùa Chay là mùa sám hối đặc
biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.Mùa Chay kéo dài 40 ngày, gồm 6
Chúa Nhật, khởi đầu từ Thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều
Thứ năm Tuần Thánh.
MÙA CHAY VÀ MÙA PHỤC
SINH?
1. Mùa Chay là gì?
Mùa Chay là mùa sám hối đặc
biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
2. Mùa Chay kéo dài bao
nhiêu ngày? Khởi đầu và két thúc khi nào?
Mùa Chay kéo dài 40 ngày, gồm
6 Chúa Nhật, khởi đầu từ Thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều
Thứ năm Tuần Thánh.
3. Việc xức tro mang ý
nghĩa gì? Khi xức tro thừa tác viên đọc lời gì?
Việc xức tro nhắc nhở người
Kitô hữu ý thức về thân phận thụ tạo mỏng dòn yếu đuối chóng qua, vì thế phải sống
với thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa để nhận ra và sám hối về những lầm lỗi thiếu
sót của mình. Khi xức tro thừa tác viên đọc “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin
Mừng”
4. Thế nào là ăn chay?
Chỉ ăn một bữa no, và có thể
ăn nhẹ, lót dạ vào bữa sáng và bữa tối không ăn vặt (kẹo, bánh, trái cây, chè)
và không được giải khát bằng nước ngọt, bia, rượu, café.
5. Người ăn chay phải có
tinh thần gì?
Người ăn chay phải có tinh
thần bác ái, chia sẻ, giúp đỡ những người túng thiếu, nghèo đói.
6. Theo luật Giáo hội, người
tín hữu tuổi nào buộc giữ chay và kiêng thịt?
Mọi người từ tuổi trưởng
thành, tức là 14 tuổi trọn cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc giữ chay. Còn
luật kiêng thịt thì từ 14 tuổi trọn trở lên.
7. Thế nào là kiêng thịt
(heo, bò, gà… ) được phép ăn tôm, cá, trứng …)
Ý nghĩa của việc kiêng thịt
là nhắc nhở người tín hữu phải chế ngự và làm chủ các ham muốn bản thân.
8. Bốn phương thế Giáo hội
thường dùng trong Mùa Chay thánh là gì?
SÁM HỐI, ĂN CHAY, CẦU
NGUYỆN, BÁC ÁI.
9. Mùa Chay mang những ý
nghĩa gì?
Mùa Chay là thời gian luyện
tập đức tin của các tín hữu được thêm vững mạnh.
Mùa Chay còn chuẩn bị cho
anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần bí
tích Thanh Tẩy.
10. Thế nào là sám hối?
Sám hối là can đảm và khiêm
tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.
11. Tuần lễ nào là cao điểm
của Mùa Chay và của cả năm Phụng vụ?
Tuần lễ thánh bắt đầu bằng
Chúa Nhật lễ Lá.
12. Trong Mùa Chay, Hội
Thánh buộc người tín hữu giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
Trong Mùa Chay, Hội Thánh bộc
người tín hữu giữ chay và kiêng thịt trong hai ngày là Thứ tư lễ Tro và Thứ sáu
tuần thánh.
13. Chúa Nhật lễ Lá, Hội
Thánh tưởng niệm biến cố gì?
Chúa Nhật lễ Lá, Hội Thánh
kỳ niệm biến cố Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem để hoàn tất chương
trình cứu độ của Thiên Chúa.
14. Lá đã được làm phép
trong lễ Lá được lưu giữ lại tại mỗi gia đình nhắc nhở điều gì?
Lá đó nhắc nhở chúng ta về
Chúa Kitô vinh thắng.
15. Tam Nhật Vượt Qua có ý
nghĩa gì đối với người Kitô hữu?
Với Tam Nhật Vượt Qua, người
tín hữu cùng sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Ngài lên Núi Sọ, bước
vào chốn an nghỉ của Người, và chiêm ngắm Ngài sống lại vinh quang.
16. Trong Tuần Thánh, Giáo
hội cử hành những cuộc tưởng niệm nào?
Trong Tuần Thánh, Giáo hội
cử hành đặc biệt về những biến cố trong những ngày cuối cùng của Đức Kitô là cuộc
khổ nạn, sự chết và Phục sinh của Ngài.
17. Cử hành thánh lễ trong
Mùa Chay và Mùa Phục sinh khác nhau ở điểm nào?
Mùa Chay
- Không đọc kinh Vinh Danh
- Không đệm đàn khi không
có tiếng hát.
- Không đọc hoặc hát
Allêluia
- Không trưng bông trên bàn
thờ.
- Chủ tế mặc áo tím.
Mùa Phục Sinh
- Đọc kinh Vinh Danh
- Được đệm đàn khi không có
tiếng hát.
- Đọc hoặc hát Allêluia
- Được trưng bông trên bàn
thờ.
- Chủ tế mặc áo trắng.
20. Thứ năm tuần thánh , Hội
Thánh kỷ niệm biến cố gì?
Thứ năm tuần thánh kỷ niệm
việc Chúa Giêsu dùng bữa cuối cùng với các môn đệ trước khi Ngài bị nộp và chịu
chết. Ngài thiết lập bí tích Truyền chức thánh, bí tích Thánh Thể và trao ban
giới luật mới yêu thương.
21. Thứ sáu tuần thánh, Hội
Thánh kỷ niệm biến cố gì?
Thứ sáu tuần thánh, Hội
Thánh tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu
chuộc toàn thể nhân loại bằng việc cử hành cuộc thương khó của Chúa Giêsu và
suy tôn Thánh giá.
22. Khi chiêm ngắm Chúa
Giêsu chết trên Thánh giá, chúng ta phải có thái độ nào?
- Suy tôn.
- Cảm mến
- Tri ân
- Ngưỡng mộ.
23. Ngày thứ bảy tuần
thánh, Giáo hội muốn chúng ta làm gì?
Trong ngày thứ bảy tuần
thánh, Hội thánh mời gọi các Kitô hữu cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên mồ Chúa,
cùng Ngài suy ngắm những đau khổ, sự chết và mai táng của Chúa Giêsu trong niềm
hy vọng và tin tưởng, để chuẩn bị tâm hồn bước vào Đêm Canh Thức Phục Sinh – Mừng
Chúa Phục Sinh.
24. Mùa Phục Sinh có mấy tuần?
Mùa Phục Sinh có 7 tuần, bắt
đầu Chúa Nhật I Phục Sinh à Chúa Nhật hiện xuống.
25. Ngày lễ Phục Sinh là
ngày lễ gì?
Là ngày lễ quan trọng nhất
trong năm Phụng vụ, là ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa nhật, bởi vì Thánh lễ nào
cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.
26. Tuần bát nhật Phục Sinh
có mấy ngày?
Tuần bát nhật Phục Sinh có
8 ngày, kể từ lễ Phục Sinh.
27. Các Chúa Nhật Phục Sinh
có được cử hành Thánh lễ an táng, hôn phối hoặc các lễ khác không?
Không, vì các Chúa Nhật Phục
Sinh chiếm một vị trí ưu tiên trên hết mọi lễ.
28. Trong Mùa Phục Sinh đọc
kinh gì thay cho kinh Truyền tin?
Đọc kinh “Lạy Nữ Vương
Thiên Đàng”
29. Allêluia có nghĩa là gì?
Allêluia có nghĩa là “Hãy
ngợi khen Chúa”
30. Hội Thánh dạy mọi tín hữu
sau khi rước lễ lần đầu và sau khi đến tuổi khôn phải làm gì trong Mùa Phục
Sinh?
Buộc phải xưng tội và rước
lễ ít nhất là 1 lần trong Mùa Phục Sinh.