(Ep 2, 1-10; Lc 12, 13-21)
TÌNH LÀ NHƯ THẾ
Của cải là nhu cầu cần thiết
trong cuộc sống. Không có tiền, chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu căn bản là
cơm ăn, áo mặc. Tuy nhiên, của cải là con dao hai lưỡi, nó có thể trở thành đầy
tớ tốt cho những ai biết sử dụng và trở thành ông chủ tồi nơi những kẻ thượng
tôn nó.
Trong thực tế, rất nhiều
người cảm thấy an tâm vì cho rằng “Có tiền mua Tiên cũng được”! Đây là một quan
niệm sai lầm căn bản.
Chính vì thế, nên Đức Giêsu
đã lên tiếng cảnh báo những kẻ bám vào của cải vật chất như là cứu cánh của
mình rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì
chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".
Thật vậy, kho tàng của
chúng ta có đồ sộ đến thế nào thì cũng chẳng hề đảm bảo được mạng sống, nó cũng
chẳng đem lại cho chúng ta hạnh phúc thật và không bao giờ có chuyện hứa hẹn
cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.
Thấy được mối nguy hại của
vật chất, và thấy được sự ràng buộc cho những ai muốn theo Chúa để làm môn đệ
mà lại vướng bận vào của cải vật chất, nên Đức Giêsu nói tiếp: "Ai trong
các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.
Khi dạy như thế, Đức Giêsu
không muốn nói là không được chiếm hữu của cải, bởi vì bản chất của nó không phải
là xấu hay tội. Vì thế, Đức Giêsu không hề có thái độ kết án người giàu, mà chỉ
kết án những kẻ giàu nhưng không biết sử dụng đồng tiền cách khôn ngoan mà lại
trở thành kẻ ích kỷ như nhà phú hộ giàu có đối xử với Lazarô nghèo khổ không bằng
con chó trước cửa nhà ông.
Tuy nhiên, khi nói từ bỏ của
cải là Ngài muốn nói đến việc biết xử dụng của cải như thế nào cho có ích nơi
mình và người khác. Sử dụng tiền theo tinh thần của Đức Giêsu chính là biết
chia sẻ cho những người túng thiếu, biết giúp đỡ cho Giáo Hội để lo cho người
nghèo và phát triển Giáo Hội... Nói chung là biết dùng đồng tiền hữu hạn để mua
lấy sự vô hạn là Nước Trời qua công việc bác ái, từ thiện của mình.
Thật vậy, ngang qua cách sử
dụng tiền của, chúng ta dễ dàng nhận ra người đó đang thuộc về ai. Người môn đệ
của Thiên Chúa thì sẽ sử dụng nó như là tôi tớ và phục vụ cho lợi ích của Giáo
Hội cũng như người nghèo. Còn những người làm đồ đệ cho tiền của thì sẽ lo giữ
của cho riêng mình và chỉ lo phục vụ điều bất chính nơi mình mà thôi. Họ coi đồng
tiền như là chúa tể của họ và ảo tưởng cho rằng nó sẽ đem lại cho mình hạnh
phúc thật.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho
chúng con biết sử dụng đồng tiền cho đúng ý Chúa, hầu qua đó, chúng con sẽ được
hạnh phúc mai ngày trên Thiên Quốc. Amen.
Chữ Tình thật vĩ đại! Vì nếu
không có chữ Tình thì cuộc sống vô nghĩa, và người ta chết hết. Trong cuộc sống
đời thường, người ta còn biết coi trọng chữ Tình, huống chi trong đời sống tâm
linh, đời sống tôn giáo, nhất là đối với người Công giáo, vì Thánh Gioan Tông đồ
đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8).
NS Trần Thiện Thanh đã cảm
nhận: “Tình là tình nhiều khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như
không…” (Tình Có Như Không). Tình yêu là vậy, có khi rất kỳ lạ, mà có khi lại
cũng rất kỳ cục. Còn NS Lê Dinh nói: “Chữ tình rắc rối lắm ai ơi, chữ tình khúc
mắc quá đi thôi, chữ tình là số kiếp thương đau con người. Chữ tình là vô vàn
nước mắt, chữ tình là đêm dài thức trắng, cuối cùng vòng tay rả rời là buồn nhiều
hơn vui” (Chữ Tình). Khốn khổ quá, tình ơi!
Nhưng đó là tình yêu bình
thường, chưa thực sự cao thượng, vì còn ẩn chứa nhiều ích kỷ. Trong tình yêu
bình thường, gọi là "cho" nhiều hơn "nhận", nhưng thực chất
vẫn vì mình hơn vì người mình yêu. Đó là tình-yêu-vị-kỷ. Nhưng tình yêu theo
phong cách của Đức Kitô thì hoàn toàn khác, đó là tình-yêu-vị-tha, yêu cả kẻ
thù chứ không chỉ yêu người yêu mình. Bằng chứng là Đức Kitô đã thực hiện dạng
tình-yêu-vị-tha này. Tình yêu loại nào cũng có cái “rắc rối” rất đặc thù vậy!