Ads

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH

Giêrusalem, có một người tên là Simêon, vốn là một người công chính, kính sợ Thiên Chúa, đương mong ơn an ủi Israel và Chúa Thánh Thần ở nơi ông. Ông được Chúa Thánh Thần tỏ cho ông biết, ông chưa chết trước khi được trông thấy Vị Cứu Thế của Thiên Chúa. Được ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, ông đến đền thờ. Vừa khi hai ông bà song thân đưa Hài Nhi Giêsu đến để thi hành những điều luật dạy về Người. Ông đón nhận Người trong tay, chúc tụng Thiên Chúa và nói:
“Lạy Thiên Chúa, nay Thiên Chúa cho tôi tớ Thiên Chúa ra đi bình an, theo lời Thiên Chúa. Vì mắt con đã trông thấy ơn Thiên Chúa cứu độ  Thiên Chúa đã dự bị trước mặt muôn dân. Người là ánh sáng chiếu dọi các dân tộc, và vinh quang cho Israel dân của Thiên Chúa’. Thân phụ và thân mẫu Người ngạc nhiên vì những điều nói về Người. Simêon lại chúc hai ông bà, và thưa với bà Maria thân mẫu Người: ‘Đây, Hài Nhi này sẽ làm cho sa ngã và phục hồi nhiều người trong Israel. Người sẽ là dấu hiệu gây nên mâu thuẫn. Và chính bà, sẽ có lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn, để cho ý tưởng thầm kín của nhiều người biểu lộ’.

“Ở đó cũng có một bà tiên tri, là Anna, con ông Phanuen. Bà đã cao niên. Từ ngày đương trinh tiết, bà ở với bạn bảy năm, thì thủ tiết cho đến nay đã 84 tuổi, vẫn không ra khỏi đền thờ, ngày đêm ăn chay cầu nguyện thờ phụng Thiên Chúa. Bà đến trong lúc đó, bà chúc tụng Thiên Chúa và nói về Hài Nhi với mọi người đương mong đợi giải phóng Giêrusalem. Khi hai ông bà đã thi hành mọi điều đúng theo luật Thiên Chúa thì trở về Galilê, trong thành mình là Nagiaret. Còn Hài Nhi lớn lên, thêm sức mạnh và đầy khôn ngoan, ơn Thiên Chúa ở cùng Người”.

(2) Chú Thích
(1) Thanh trần: Làm cho thanh sạch.
(2) Theo luật Môsê: Trong sách Lễ Kinh (Lêvi) của người Do Thái, có nói lời Thiên Chúa phán với Môsê: ‘Khi người phụ nữ sinh con trai thì dơ bẩn trong bảy ngày như thời kỳ kinh nguyệt. Qua ngày thứ tám, phải cắt da quy đầu cho con. Rồi trong 33 ngày, phải lo thanh sạch, không được chạm đến các đồ vật thờ phụng và không được đến đền thờ. Nếu sinh con gái thì dơ bẩn trong hai tuần và phải giữ 70 ngày. Hết thời kỳ đó, phải đưa đến chính tế con chiên một tuổi để làm lễ toàn thiêu, một con bồ câu hay một con chim gáy để dâng lễ hy sinh đền tội. Nhà nghèo không có tiền mua chiên thì dâng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu’ (Lv 12). Ai cũng biết theo luật khoa học thiên nhiên, khi người mẹ sinh con thì có chảy máu, nhiều ít tùy người, không có gì là tội lỗi hay dơ bẩn về nghĩa đạo đức tinh thần. Không chắc luật trên đây là lời Thiên Chúa dạy với Môsê. Có lẽ người nào muốn cho con cháu giữ lễ nghi họ đặt ra và cho là cần kíp, dám nói là lời Thiên Chúa. Về sau lâu đời, người Do Thái vẫn tin thực và giữ như thế. Đức Mẹ lại không có chút gì tội lỗi hay dơ bẩn. Nhưng vì là người Do Thái thì giữ luật lệ của dân tộc Do Thái; bên ngoài, để cho người ta khỏi chê trách; bên trong, để tôn kính thờ phụng Thiên Chúa, mặc dù người vẫn biết không phải luật Thiên Chúa truyền.
(3) Thuộc về Thiên Chúa: Theo nguyên văn La Tinh: Mọi con trai mở lòng được gọi là thánh của Thiên Chúa. Vì trong sách Xuất Hành của người Do Thái có câu: ‘Thiên Chúa phán với Môsê: Hãy dâng cho Ta tất cả các con đầu lòng, của đầu mùa lòng người mẹ, giữa con cái Israel’ (Xh 13,2).
(4) Ơn an ủi Israel: Như lòng dân chúng mong đợi.
(5) Ơn Thiên Chúa cứu độ: Đấng Cứu Thế.
(6) Sa ngã và phục hồi: Nhiều người Do Thái sẽ phản đối và phục tòng Chúa Cứu Thế.
(7) Dấu hiệu gây nên mâu thuẫn: Trong những người nghe thấy, có người tin và có người không tin.
(8) Đâm thâu tâm hồn: Đức Mẹ sẽ gặp nhiều đau đớn.
(9) Biểu lộ: Những việc làm cho Đức Mẹ phải đau đớn tỏ ra ý tưởng thâm độc trong lòng người ta.
(10) Giải phóng: Người Do Thái đương mong mỏi dân tộc họ được hết các nỗi đau khổ rối loạn.

3. Suy Niệm
(1) Đức Mẹ vâng theo ý Thiên Chúa nên sinh con, không như các phụ nữ khác. Về phần tinh thần, tuyệt đối Đức Mẹ không có dơ bẩn tội lỗi gì. Nhưng Đức Mẹ đã giữ theo tục lệ người Do Thái, trước là Đức Mẹ muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa, sau là Đức Mẹ muốn làm gương cho người ta. Dĩ nhiên, ai biết chắc điều gì trái luật Thiên Chúa rõ ràng, thì không được theo. Có khi còn phải tìm cách ngăn ngừa sửa đổi. Nhưng người khôn ngoan ở đâu phải theo tục lệ ở đó, nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc, miễn là không lỗi luật Thiên Chúa và không có điều tai hại, mặc dù không đúng ý nghĩa, chỉ do nhân tạo, không do Thiên Chúa truyền. Chính những người có trí thức, có địa vị và quyền thế, trong đạo hay ngoài đời, vẫn có trách nhiệm hủy bỏ, ngăn cấm hay là sửa đổi những tục lệ không hay, trái với chân lý và văn minh, có thể làm trở ngại đường đạo đức tiến hóa, gây nên những sự hiểu lầm về tôn giáo. Nhưng cần phải nghiên cứu cẩn thận, không vội vàng bắt chước người ngoài. Đoàn thể nào bỏ được những tục lệ sai lầm tai hại và giữ được thuần phong mỹ tục, giúp cho con người thêm đạo đức văn minh, từ việc thờ tự lễ bái đối với Thiên Chúa, đến việc thù tạc xã giao đối với người ta, là đoàn thể đó có phúc, đáng kính trọng.

(2) Nhưng dựa vào những dấu hiệu nghe thấy bên ngoài, để tìm hiểu ý nghĩa chân lý bên trong, không phải dễ. Ngay như những ngày Thiên Chúa xuất hiện, Thiên Chúa vẫn muốn và giúp cho người ta hiểu biết và tin Thiên Chúa. Nhưng chỉ một số người như ông Simêon và bà Anna được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng đã chúc tụng và nói điều tiên tri; còn bao nhiêu người khác đã bán tín bán nghi, hay là sa ngã lầm lạc. Nhiều người đã giải thích một cách đơn sơ Thiên Chúa muốn cho ai biết ai không, hoàn toàn tùy ý Thiên Chúa. Trước là giải thích như thế để nói Thiên Chúa toàn quyền toàn năng, không lệ thuộc người ta. Nhưng không ngờ lại hoàn tự Thiên Chúa, không vì người ta, thì không còn vấn đề trách nhiệm, công và tội. Thiết nghĩ Thiên Chúa vẫn theo luật muôn đời của Thiên Chúa, là chân lý, là chính Thiên Chúa. Ai có thành tâm thiện chí, giữ mình khiêm nhường, chịu khó cầu xin, suy nghĩ, thì nhận được ơn Thiên Chúa soi lòng. Những người như bà Anna và ông Simêon có mấy điều kiện này, nên sáng suốt hiểu biết xác đáng; không phải Thiên Chúa ban phát không theo luật lệ, ơn của Thiên Chúa ban không phải may ai thì nhờ, rủi ai thì chịu.

(3) Đức Mẹ và Thánh Giuse là gương mẫu gia đình hòa thuận thương yêu, rất đạo đức và khôn ngoan, tâm đầu ý hợp, cùng nhau giúp nhau đưa con lên đền thờ theo tục lệ. Tuy nghèo nàn, nhưng cũng lo giữ đúng luật. Lại khiêm tốn đơn sơ, nghe thấy những việc lạ lùng và những điều tiên tri, nhưng không hỏi lại một lời. Vì biết được chừng nào hay chừng ấy, rồi tự mình cầu xin và suy nghĩ, để biết nên ăn ở thế nào cho xứng đáng với ơn Thiên Chúa và phù hợp với ý Thiên Chúa; không tò mò về chi tiết, có khi cũng tôn kính điều huyền nhiệm, tùy người ta nói chừng nào, mình nghe chừng ấy. Nhiều khi không nên hỏi thêm, chưa chắc người ta có thể nói được nhiều hơn, và chính mình cần phải kín đáo. Giữ được như thế, nhiều khi không phải dễ. Nhiều người không phân biệt việc thiên nhiên khoa học, phải hỏi han cho đầy đủ; còn việc siêu nhiên huyền nhiệm, nghe được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cần phải biết sức mình có thể hiểu đến chừng nào, việc gì nên hỏi cho rõ, việc gì nên biết đại khái. Có khi hỏi đầy đủ thì mình không còn đem công cầu xin và suy nghĩ. Có khi biết rõ ràng chi tiết về tương lai càng thêm khổ và thêm khó cho mình; không lẽ buông xuôi chờ đợi, hay là than khóc buồn phiền ngày này qua ngày khác. Biết được đại khái huyền nhiệm là hạnh phúc; tìm cách ăn ở từng chi tiết thực tế là khôn ngoan./.
LM. GIUSE VŨ HÙNG SƠN