Thơ Mục Vụ của Hội Đồng
Giám Mục Công Giáo Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Canada năm 2003
Wed, 12/10/2011 - 22:39
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm của
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Canada, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada gởi thơ
mục vụ này tới tất cả các tín hữu. Với tấm lòng tri ân sâu xa và niềm hy vọng
được đổi mới, chúng tôi mời gọi tất cả các tín hữu cùng hiệp thông với chúng
tôi để cảm tạ nhiều phước lành và hoa quả mà Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã
mang lại cho đời sống của Giáo Hội Canada chúng ta trong 35 năm vừa qua. Chúng
tôi cũng muốn nhân cơ hội này để đưa ra ánh sáng những thách đố mới mà Phong
Trào Canh Tân Đặc Sủng phải đối phó trong những ngày mà Giáo Hội hoàn vũ đang cố
gắng để “hành trình ra khơi” bắt đầu trong ngàn năm mới này.
Trước khi rời các Tông Đồ, Chúa
Giêsu củng cố các ngài bằng những lời này: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần của Chúa
Cha sẽ được sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm
cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). Ngài đổi mới niềm
hy vọng cho các Tông Đồ bằng lời hứa không để các ngài phải mồ côi; Chúa Thánh
Thần sẽ xuống trên các ngài và chính Chúa Giêsu sẽ tiếp tục ở với các ngài. Nếu
chúng ta cần một bằng chứng hiển nhiên rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đã giữ lời hứa
của Ngài, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng trong Giáo Hội Công Giáo Canada của
chúng ta chắc chắn là một dấu chứng đó.
Ngay từ lúc bắt đầu cách hồn nhiên tại Canada năm 1968, Phong Trào Canh
Tân Đặc Sủng đã phát triển từ bờ đại dương này tới bờ đại dương khác và trong
những miền đất rất xa cách nhau. Phong Trào đã làm nẩy sinh cách nhanh chóng một
cuộc đổi mới lớn lao về tâm linh và sinh lực. Nhiều nhóm cầu nguyện đã chỗi lên
một cách tự nhiên trong mỗi địa phận của cả nước và rất sớm, các nhóm cầu nguyện
đã tổ chức những hội phục vụ tôn giáo và những ủy ban cấp địa phận để nối kết họ
lại với nhau và để giúp đỡ nhau cách mạnh mẽ hơn. Trong hoạt động của những người
nói tiếng Pháp, từ những năm 1974-1975, đã thành lập ACFRCC (Hội đồng người nói
tiếng pháp ở Canada về Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo) và 10 năm sau trở
thành ADDRC (Hiệp hội của những đại diện cấp địa phận về Phong Trào Canh Tân Đặc
Sủng). Một thời gian ngắn sau đó, để thắt chặt và nâng đỡ những lãnh đạo trong
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ở bình diện quốc gia, hiệp hội CCRSC (nhóm Phục Vụ
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng cấp Canada) được thành lập cho khối người Canada
nói tiếng Anh, và hiệp hội CCRC (Ban cố vấn Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng) được
thành lập cho người nói tiếng Pháp. Mỗi khối xuất bản những nguyệt san chính thức:
“The Bread of life” (Bánh hằng sống) và “Selon Sa Parole” (Theo Lời Ngài). Ngày
nay, hơn 1 triệu người công giáo Canada đã được đụng chạm hoặc được ảnh hưởng bằng
cách này hay cách khác bởi Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng tại Canada. Chúng ta thấy
có hơn 862 nhóm cầu nguyện được trải rộng ra trên 16% các giáo xứ Canada.
Điểm đặc biệt đáng chú ý trong lịch sử và sự
phát triển nhanh chóng của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là cách hồn nhiên và có
hệ thống đã làm phát sinh trong các tín hữu để trở thành cách nhanh chóng một
hiện tượng tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo khắp nước Canada. Hiện tượng này
còn đáng chú ý hơn là Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng không bắt nguồn từ một vị
sáng lập nào được linh hứng hay một bộ mặt có đặc sủng nào. Không có danh sách
các thành viên hoặc sự quá đáng trong những việc tổ chức cứng rắn hay những luật
lệ riêng của nội bộ. Điều tiên quyết của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là sự tụ
họp của những cá nhân, những nhóm cầu nguyện, những cộng đoàn và những hoạt động
khác nhau. Tuy nhiên, tất cả cùng chia sẻ và theo đuổi những mục đích chung để
nhận biết: một cuộc trở lại liên tục với Chúa Giêsu Kitô, một sự tiếp nhận vào
sự hiện diện, vào quyền lực và các đặc sủng của Chúa Thánh Thần, một tình yêu
thâm sâu vào Giáo Hội và vào chương trình rao giảng Tin Mừng, một tình huynh đệ
dạt dào, một lòng nhiệt thành vui tươi để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta có thể
nói rằng Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã và đang tiếp tục chương trình tối thượng
của Thiên Chúa, được thực hiện bởi hành động của Chúa Thánh Thần. Chương trình
này đã đụng chạm tới nhiều người, nam cũng như nữ của đủ mọi thành phần trong
xã hội, đổi mới đức tin của họ và đốt lên trong họ một tình yêu và một lòng nhiệt
thành vui tươi để phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài. Nhiều tín hữu giáo dân, cũng
như nhiều tu sĩ nam nữ và nhiều linh mục đã chấp nhận tự để Thiên Chúa làm kinh
ngạc họ và họ đã biết được một kinh nghiệm hầu như là hiển nhiên về sự hiện diện
và hành động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của họ.
Khi chúng ta nhìn thoáng qua 35 năm
lịch sử của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng, điều thích hợp là chúng ta hãy hướng
lòng mình lên để tạ ơn Chúa vì nhiều ân huệ phước lành được đổ xuống trên Giáo
Hội Công Giáo Canada. Chúng tôi mời gọi tất cả các tín hữu hãy kết hợp với
chúng tôi và chúng ta cùng dùng lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để làm lời
nói của chúng ta: “Thế nào lại không dâng lời cảm tạ về những hoa quả tinh thần
quý giá được sản suất ra trong đời sống của Giáo Hội và trong đời sống của rất
nhiều tín hữu bởi Phong Trào Canh Tân? Biết bao tín hữu giáo dân – nam cũng như
nữ, người trẻ, người trưởng thành, người lớn tuổi – đã có thể sống kinh nghiệm
của quyền năng hết sức ngạc nhiên của Thánh Thần và ân huệ của Ngài! Biết bao
nhiêu người tín hữu đã khám phá ra niềm tin, niềm hoan lạc trong sự cầu nguyện,
sức mạnh và vẻ đẹp đẽ của Lời Chúa, tất cả những điều đó được diễn tả trong sự
phục vụ quảng đại trong sứ mạng của Giáo Hội! Biết bao nhiêu đời sống đã được
biến đổi cách thâm sâu!”[1]
Hoa quả tinh thần và Phong
Trào Canh Tân Đặc Sủng
Để mừng lễ tạ ơn tốt đẹp
hơn về những ân huệ mà Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã mang lại và còn tiếp tục
mang lại cho Giáo Hội Canada, chúng tôi muốn nhấn mạnh và đem ra đây vài ân huệ
tinh thần quan trọng nhất.
1- Kinh Nghiệm Sống
Điều mà có thể giải thích
hay nhất niềm phấn khởi của những người tham dự vào Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
là một kinh nghiệm cá nhân tôn giáo thâm sâu. Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
không là một sự dạy dỗ hay một chương trình đào tạo như ta thường thấy; Điều
tiên quyết là một kinh nghiệm cá nhân hay là một cuộc gặp gỡ mật thiết với
Thánh Thần của Thiên Chúa. Thí dụ, có một sự khác biệt thật lớn lao giữa khám
phá một vùng đất hay một quốc gia bằng cách tự mình đi thăm hay một cách thật
đơn giản biết những điều đó bằng cách đọc một tạp chí hay một tờ hướng dẫn. Tự
làm một cuộc hành trình tạo nên một cảm nghiệm thâm sâu nhiều hơn và lâu dài
hơn. Điều này đúng với một người Kitô hữu
khi được đụng chạm hay xâm chiếm bởi Thánh Thần của Thiên Chúa. Qua nhiều cấp bậc
của cường độ, một kinh nghiệm như thế khởi phát thông thường nơi con người một
sự thay đổi đáng chú ý và thâm sâu trong cách cư xử và trong con người của người
đó. Từ này về sau, con người này có một trực giác mạnh hơn là Thánh Thần của
Thiên Chúa thật sự sống động, quyền năng và rất đáng tin cậy – ngay cả trong một
xã hội tục hoá của ngày nay. Về điểm này, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng giúp ích
rất nhiều cho Giáo Hội khi làm cho mỗi phần tử của Phong Trào khám phá ra một sự
biện phân riêng tư về hành động của Chúa Thánh Thần và một sự nhận thức chắc chắn
về sự hiện diện của Ngài trong đời sống riêng tư của họ cũng như trong đời sống
của Giáo Hội. Tuy nhiên điều này cũng đúng khi, để có một kinh nghiệm riêng tư
về Chúa Thánh Thần, không chỉ dành riêng cho một vài phần tử hiếm hoi được chọn
lựa trong gia đình của Thiên Chúa. Điều này cũng được xảy ra thường trong đời sống
của mỗi tín hữu khi họ trung thành với ơn gọi của bí tích rửa tội. Kinh nghiệm
này luôn luôn đi đôi với lời chứng của các Tông Đồ và đức tin sống động của
Giáo Hội qua các thế kỷ.
Trong thần học cổ điển của
Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con, hay
theo thành ngữ tốt đẹp của thánh Bê-na-đô, Ngài chính là cái hôn của Chúa Cha
và Chúa Con. Thánh Tô-ma A-qui-nô diễn tả Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi như là
hơi thở của Chúa Cha và Chúa Con, là chính nhịp đập trái tim của Thiên Chúa.
Chúa Cha và Chúa Con tự mình mà xuất phát ra, hoặc nói như thế này, như trong một
trạng thái xuất thần hoà hợp. Và trong trạng thái xuất thần chung này, làm phát
sinh ra Chúa Thánh Thần. Đây không phải là một sự trừu tượng đơn giản. Chúng ta
đang ở trong chính trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu. Điều mà Phong Trào
Canh Tân Đặc Sủng đã có kinh nghiệm, và, sợ rằng, chúng ta quên nó đi, Phong
Trào đã tìm cách để giúp cho chúng ta ý thức hơn điều mà Chúa Kitô Phục Sinh muốn
chúng ta chia sẻ Tình Yêu và đời sống thân mật của Thiên Chúa và để chúng ta
cũng có được kinh nghiệm Thánh Thần riêng của Ngài, sự Xuất Thần thần linh của
Ngài.
2. Cầu nguyện
Một điểm đặc biệt khác của
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là tầm quan trọng lớn lao cho việc cầu nguyện,
cách đặc biệt là cầu nguyện ngợi khen và cầu nguyện tạ ơn. Phong Trào Canh Tân
Đặc Sủng đã nhất quyết lấy lời khuyên bảo của thánh Phaolô làm của mình: “Anh
em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.
Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giêsu. Anh
em đừng dập tắt Thần Khí.” (1 Th 5,16-19).
Mục đích đầu tiên của sự cầu
nguyện và các nhóm cầu nguyện là tạ ơn Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa
Giêsu Kitô Chúa chúng ta, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Một buổi họp cầu
nguyện điển hình của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng thông thường gồm những bài
hát ngợi khen và những lời nguyện bộc phát dâng lên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa
Thánh Thần. Buổi cầu nguyện cũng được đánh dấu bởi những bài lời Chúa trích từ
trong Tin Mừng, những lúc thinh lặng, chia sẻ, những lời nguyện xin chữa lành
và thường được kết thúc bởi những chứng từ cá nhân và những lời cám ơn. Những
cuộc gặp gỡ cầu nguyện này được gợi hứng bởi những lời của thánh Phaolô: “… Khi
anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời
mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều
phải nhằm xây dựng Hội Thánh.” (1 Co 14,26). Hoặc như khi thánh Phaolô khích lệ
các Kitô hữu: “…hãy thấm nhuần Thần Khí. Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh
vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát
chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô,
Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5,18-20).
Việc nhấn mạnh về sự cầu
nguyện cá nhân cũng như tập thể, thật là phù hợp với lời khích lệ của Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II. Trong tông thư Ngàn Năm Mới, Ngài nói về sự cầu nguyện như
“bản chất và linh hồn của đời sống Kitô hữu”, trong đời sống đó, Ngài nói, “được
thành hình trong chúng ta bởi Thánh Thần” (số 32). Hình như Đức Giáo Hoàng muốn
ám chỉ tới Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng khi Ngài mời tất cả các cộng đoàn Kitô
hữu trở nên “những trường học thực sự dạy cầu nguyện” (số 33) - Bởi vì, thực sự và một cách căn bản, Phong
Trào Canh Tân Đặc Sủng làm chuyện đó.
3. Việc rao giảng Tin Mừng
mới
Trong năm 1983, Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã làm một cuộc kêu gọi đầu tiên đặt ưu tiên cho việc “rao
truyền Tin Mừng mới”, mới bởi “lòng nhiệt thành của nó, bởi những phương pháp của
nó và trong cách diễn tả của nó”. Trung tâm và nguồn gốc của việc rao truyền
Tin Mừng mới này tìm thấy trong “sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep
3,8) và trong sự cần thiết rao truyền tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa được biểu
lộ trong Đức Giêsu Kitô. Sự rao giảng
Tin Mừng luôn bắt đầu bởi một cuộc hoán cải thâm sâu vào con người của Đức
Kitô. Chính là sự liên tục của sứ mạng Chúa Giêsu, qua Giáo Hội, bởi quyền năng
của Chúa Thánh Thần. Sự đóng góp của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng rất là đáng
chú ý trong lãnh vực này. Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng luôn coi việc hoán cải
cá nhân như mục đích của việc rao giảng Tin Mừng, có nghĩa là, một sự phó thác
hoàn toàn vào con người của Chúa Giêsu Kitô, một sự phó thác mà, bù lại, cho dự
phần vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đó chính là điều làm cho các phần tử tham
gia vào Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng có lòng ước ao nồng cháy phép rửa trong
Thánh Thần. Những người này kiếm tìm để làm một kinh nghiệm thâm sâu nhất nếu
có thể sự tỏ lộ của Chúa Thánh Thần và để được xác nhận trong “đời sống mới”
này mà nó là kết quả của điều đó. Thành ngữ “Được rửa trong Thánh Thần” nói lên
kinh nghiệm về Thiên Chúa phát sinh nơi con người nhiều hiệu quả như: một điều
mới hoặc một ước muốn rất mạnh về cầu nguyện, một sự gia tăng đáng kể của sự
đói khát một hiểu biết tốt nhất của Sách Thánh, một kiến thức sâu xa hơn về
Thánh Thần của Thiên Chúa và một ước muốn riêng tư để năng cao sứ vụ rao giảng
Tin Mừng của Giáo Hội.
Đây không phải là một điều
mới mẻ trong Giáo Hội: Chúa Thánh Thần luôn hoạt động trong Giáo Hội, và Tân Ước
giới thiệu điều đó như là một chuyện bình thường trong đời sống của mỗi một
Kitô hữu. Điều mới và những cái mà Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng mang lại cho
Giáo Hội hôm nay, một cách chính xác đó là một sự tỉnh ngộ sống động hơn và được
đổi mới của sự hiện diện sống động và những công việc của Chúa Thánh Thần. Điều
đó là trái tim và trọng tâm của đời sống tâm linh của Phong Trào Canh Tân.
Như thế, Phong Trào Canh
Tân Đặc Sủng không tự coi mình như là một phong trào “ngoài” Giáo Hội. Ngược lại,
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng tự nhìn thấy như một kết quả của Giáo Hội hoàn
toàn bình thường những gì xảy đến khi họ ôm và nhận lấy cách nghiêm chỉnh sự
khai tâm Kitô hữu trong sự hoàn hảo của nó. Đó là lý do tại sao cả hai Đức
Thánh Cha Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh vào việc Phong Trào Canh
Tân Đặc Sủng là một ân huệ trong Giáo Hội và cho toàn thể Giáo Hội.
4. Phục vụ cách nhưng không
cho kẻ khác
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng, các đặc sủng, trước tiên và trên hết mọi sự,
là ân sủng của Thiên Chúa và còn “xứng hợp quá sức và hữu dụng cho các nhu cầu
của Giáo Hội”[1] Những đặc sủng này được trao ban cho những cá nhân trước tiên
là để xây dựng những người khác. Các thành viên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
rất luôn ý thức về chiều hướng phục vụ này mà chính vì thế mà các đặc sủng của
Thiên Chúa tuôn đổ để phân phát như vậy. Về điểm này, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
nghe lời Tông Đồ Phêrô cách rất nghiêm chỉnh: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi
người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những
người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa”(1 Pr 4,10).
Đương nhiên, điều này không muốn nói rằng chỉ có những thành viên của Phong
Trào Canh Tân Đặc Sủng mới được nhận lãnh những đặc sủng như thế; ngược lại, mỗi
tín hữu đều được hưởng các đặc sủng như vậy trong bí tích Rửa Tội, bí tích Thêm
Sức: “mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế
khác” (1Cr 7,7). Tuy nhiên, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là một quản đốc tốt và
trung thành khi mời gọi chúng ta đừng quên đi tầm quan trọng của những ân huệ
quý giá của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội lữ hành. Các thành viên của Phong Trào
Canh Tân không những đã nhanh nhẹn để nhận thức các đặc sủng nơi những người
khác, mà còn sẵn sàng phục vụ người khác và chia sẻ với họ bất cứ những đặc sủng
nào mà họ nhận được.
Như thế, Phong Trào Canh
Tân Đặc Sủng giúp đỡ cách quý hoá cho Giáo Hội bằng những điều mà người ta có
thể gọi là “chức vụ làm tưởng nhớ của họ”: Họ bắt buộc tất cả chúng ta phải nhớ
lại và luôn giữ lại trong trí nhớ vài điều mà chúng ta đã học hỏi được bởi sự mặc
khải của Thiên Chúa, nhưng mà trong thực hành, chúng ta thường quên lãng, để biết
rằng, đặc tính hoàn toàn vô vị lợi của sự hiện hữu Kitô hữu của chúng ta. Bởi
khả năng “làm tưởng nhớ” này, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là một dấu chỉ thực
sự cho tất cả các tín hữu mà Chúa Thánh Thần bao bọc và cư trú tất cả mọi người
cùng lúc trong gia đình của Thiên Chúa. Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng được dùng
để nhắc nhở chúng ta cách mạnh mẽ rằng tất cả chúng ta phải có một thái độ cởi
mở và sẵn sàng nhận biết mỗi đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ao ước đặt để trong
lòng của chúng ta. Những đặc sủng như thế mà mục đích cuối cùng được phân phát là
để Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng xây dựng và kiến tạo cộng đồng hội thánh.
5. Chữa lành
Một nét rõ ràng khác của
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là mục vụ chữa lành. Từ buổi ban đầu, Phong Trào
Canh Tân đã hiểu được rằng mục vụ này kết hợp hoàn toàn với mục vụ của Chúa
Giêsu và chính Chúa Giêsu cũng đã ban quyền lực này cho các môn đồ của Ngài. Đức
tin hình như đã là một điểm quyết định ít nhất là trong vài trường hợp chữa
lành, được thực hành bởi Chúa Giêsu, như lúc Ngài phán: “Anh hãy đi, lòng tin của
anh đã cứu anh!” (Mc 10,52). Ngược lại, một số trường hợp khác, trái ngược lại,
đôi lúc sự cứng lòng tin và thiếu lòng tin của những thính giả đã ngăn chận sự
chữa lành thực hiện: “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ
đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không
tin”(Mc 6,5-6).
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
cho sự chữa lành như một trong những quyền lực của Chúa Thánh Thần và như thế họ
đã chọn mục vụ này như là một phần hoàn
toàn nằm trong sứ vụ của họ. Họ cũng nhìn nhận rằng, nơi con người, có đủ loại
bệnh tật khác nhau: các bệnh thể xác gây nên bởi một sự đau đớn thể xác hoặc bị
tai nạn; các bệnh tật về tâm thần gây nên bởi những chấn thương tâm thần gây ra
trong quá khứ; các bệnh thuộc tâm linh gây nên bởi tội lỗi riêng hay là bởi
hành động của quyền mạnh sự dữ. Chúa Giêsu cũng nhìn nhận những nhu cầu khác biệt
này của sự chữa lành: (a) Trên bình diện thể xác như, khi Ngài chữa những người
mù, người què, người bị bại liệt; (b) phục hồi phẩm giá con người bị đánh mất
như, khi Chúa Giêsu tha tội cho người đàn bà ngoại tình hoặc ca tụng ông
Gia-kêu; và (c) trong cái nhìn của luân lý và sự giải thoát khỏi những quyền lực
của sự sống, như khi Ngài đuổi quyền lực ma quỷ, hoặc khi Ngài dạy phải sống những
Phúc Thật và tình yêu tha nhân như thế nào.
Nói cách khác, Phong Trào
Canh Tân Đặc Sủng không chỉ nhìn nhận sự chữa lành khởi đầu từ bệnh tâm thần,
nhưng bất cứ ngăn trở nào ngăn chận để phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Hoàn
toàn như chính Chúa Giêsu, trước tiên, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng hiểu mục vụ
chữa lành như là một phương tiện khai thông những chướng ngại ngăn chận con người
ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, đó là cách để khơi dậy lên một sự trả
lời trong sạch hơn, thật sự hơn vào tình yêu của Thiên Chúa. Trên quan điểm này,
sự chữa lành không được xem như là một phương tiện riêng biệt nhưng như là một
cách để làm vinh danh Chúa Cha, nhân danh Chúa Giêsu, bởi quyền năng chữa lành
của Chúa Thánh Thần.
Trong thơ mục vụ đầu tiên về
bệnh tật và sự chữa lành, cho một niềm hy vọng mới trong Đức Kitô – lá thơ mà
chúng ta nên bỏ thì giờ để đọc lại – Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada đã nhìn
nhận sự lưu tâm lớn lao của Kinh Thánh về sức khoẻ của con người toàn diện và của
tất cả mọi người, đó là một mục vụ mà Giáo Hội luôn luôn trung thành để hoàn tất
trong suốt quá trình lịch sử. Lá thơ mục vụ cũng đã nhìn nhận rằng với Chúa
Giêsu “sự chữa lành hồn và xác trở thành dấu chỉ hiển nhiên rằng Vương Quốc của
Thiên Chúa đã hiện diện”[1].
Bởi những hồng ân quý giá
này và nhiều hồng ân khác mà Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã phân phát cho Giáo
Hội Canada trong suốt 35 năm qua, chúng tôi cảm tạ và chúc tụng Chúa vì Ngài đã
ban cho chúng ta tất cả những điều tốt đẹp bởi Chúa Thánh Thần.
Ngàn năm mới và thách đố mới
Trong tông thư “Ngàn năm mới”
(Nova Millennium Ineunte), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vạch ra một hướng
đi chính xác cho con thuyền Giáo Hội trên con đường lữ hành trong một ngàn năm
mới. Trong tông thư, Ngài đã thật sự hướng cái nhìn của dân Chúa về tương lai bằng
cách dự đoán những thách đố đang chờ đợi chúng ta. Cũng cùng cách suy nghĩ đó,
chúng ta mang bây giờ sự chú ý của chúng ta trên vài thách đố mà Phong Trào
Canh Tân Đặc Sủng sẽ phải đối đầu trong những năm sắp đến.
(1) Vấn nạn của những buổi
chữa lành
Phải công nhận rõ ràng rằng
sự chữa lành hoàn toàn thuộc về đời sống và mục vụ của Phong Trào Canh Tân Đặc
Sủng và suốt nhiều năm dài, nhiều người đã được hưởng quyền năng chữa lành của
Chúa Thánh Thần, phải nhớ lại rằng các đặc sủng chữa lành của Giáo Hội còn vượt
quá khuôn mẫu riêng của các cuộc chữa lành đặc sủng. Trong thông điệp mục vụ
năm 1983, Niềm hy vọng mới trong Chúa Kitô, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada
đã nói về tính đa dạng của các mục vụ chữa lành sẵn có trong Giáo Hội:
“Có những người mang sự trọn vẹn của đời sống
bằng cách chấp nhận sự đau khổ riêng của họ. Có những người khác dựa vào tài
năng tự nhiên của họ, đã khai triển sự khéo léo y học dưới sự bảo trợ của Chúa
Kitô. Có những người khác nữa lại được đặc ân của những ơn hiếm hoạ hơn đó là đặc
sủng chữa lành. Giáo Hội cử hành và tóm lược những đặc sủng này, để nói lên rằng
trong bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân mà mục vụ giáo hội chữa lành được liên kết mật
thiết với mục vụ Hoà Giải.”
Sự giàu có tiềm tàng của
các hình thức khác nhau này của mục vụ Hoà Giải trong Giáo Hội phải được khai
triển và cử hành, và không được loại bỏ một điều nào hết.
Chúng ta không được đem vào
hoặc sát nhập một phục vụ của lời nguyện chữa lành trong lúc cử hành Thánh Lễ,
bởi vì cách cấu trúc nghi lễ riêng của Thánh Lễ, không phải là nơi xứng hợp để
thêm vào một phục vụ chữa lành. Đàng khác, chúng ta có thể tạo ra một phục vụ lời
nguyện chữa lành trước hoặc sau Thánh Lễ cho những người đã biểu lộ lòng ao ước
hoặc cần có một phục vụ như vậy. Sự chữa lành luôn mang một chiều hướng xã hội,
cũng như tất cả các hình thức của hoà giải. Chúng ta có thể mơ tưởng rằng việc
xin hoà giải, cũng như cầu nguyện chữa lành, trở thành một hoạt động thông thường
trong đời sống hằng ngày, nhất là trong đời sống gia đình Kitô giáo. Thật vậy,
cầu nguyện chữa lành là nhiệm vụ của tất cả các Kitô hữu đã được rửa tội. Điều
này không chỉ giới hạn cho các thừa tác viên có chức thánh. Khi một việc xức dầu
xảy ra trong một phục vụ đặc sủng chữa lành, điều quan trọng là giải thích rõ
ràng cho các tín hữu biết rằng đây không phải là một sự xức dầu của bí tích.
Khi mà dầu được dùng cho một việc xức dầu không phải là bí tích trong dịp phục
vụ cầu nguyện chữa lành, chúng ta hãy giải thích rõ ràng sự khác biệt của việc
xức dầu này với sự xức dầu trong bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
(2) Sự nâng đỡ và dấn thân
của các linh mục
Các thành viên và các lãnh
đạo của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã thường diễn tả niềm ao ước và nhu cầu một
sự khích lệ lớn lao hơn và một sự tham dự nhiều hơn của các linh mục đối với
Phong Trào Canh Tân. Niềm ao ước này diễn tả một nhu cầu tăng dần của Phong
Trào Canh Tân về vấn đề linh hướng và đồng hành. Đã có quá nhiều thay đổi kể từ
lúc ban đầu của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng tại Canada mà ở giai đoạn trưởng
thành này, các thành viên thường cảm thấy thiếu sự giúp đỡ và sự trợ lực mà họ
cần trong thế giới thay đổi quá nhanh chóng của chúng ta. Chúng ta không còn
nghi ngờ gì về nhu cầu linh hướng quá cần thiết trong mọi lãnh vực của đời sống
ngày hôm nay. Có thể như trường hợp trong quá khứ, nhu cầu linh hướng đã không
được đặt nặng nếu điều đó được coi như là một sự xa hoa tinh thần chỉ cần thiết
cho một vài người nam và nữ tu sĩ. Ngày nay, vấn đề linh hướng được xem như việc
cần thiết của đời sống đức tin bởi một số đông tín hữu giáo dân. Đây là điều mà
họ cần và xin thường xuyên – và có lý để xin như vậy! Hơn thế nữa, nhiều người
bày tỏ nhu cầu được đồng hành khi mà họ trở về từ “phái Thời Đại Mới” (Nouvel
âge), từ phái Bí truyền Học, từ phái Thần Bí Học hay từ những giáo phái khác được
trình bày trong xã hội chúng ta ngày nay.
Mặt khác, với sự giảm thiểu
con số linh mục trong nhiều giáo phận, nhiều đòi hỏi về nhu cầu phục vụ cho mục
vụ đã tăng lên cách đáng kể. Chúng ta cũng không mong đợi nữa nơi linh mục là một
chuyên gia để giải quyết tất cả các vấn đề hiện hữu trong xã hội chúng ta ngày
nay – càng còn ít hơn nữa là mong đợi nơi các ngài những câu trả lời cho tất cả
các vấn đề. Ngay cả khi họ có thiện chí và “lòng thiện cảm lẫn nhau” và về phần
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng cũng như các linh mục nói chung, nhu cầu của một sự
cộng tác chặt chẽ tồn tại. Chúng ta phải tìm ra một giải pháp để thắng vượt được
thách đố này, điều mà kêu gọi cả hai bên phải có một “sự sáng tạo lớn hơn của đức
ái”, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mời gọi.
Tóm lại, chúng tôi khuyến
khích tất cả các linh mục và chủng sinh học hỏi và làm những cố gắng để trở nên
hữu hiệu hơn trong nghệ thuật linh đạo. Đức tin là một cuộc hành trình gian lao
ngay cả trong những hoàn cảnh thuận lợi; nhưng ngày nay, hơn bao giờ hết, các
tín hữu đòi buộc phải có những chỉ dẫn và người cố vấn có khả năng trong lãnh vực
tinh thần. Vị linh hướng ngày nay phải rất chú ý vào sự hiện diện của Thiên
Chúa trong đời sống của người mà mình hướng dẫn và đồng hành với người này để họ
hoà hợp tốt được giữa cầu nguyện và đời sống, chiêm niệm và hành động, đức tin
và công bình. Phải chăng sự đói khát lớn mạnh này của việc linh hướng là một
trong những “dấu chỉ mới của thời đại”?
Có phải đây là một dấu chỉ
quan phòng mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ lại về những ưu tiên mục vụ của chúng
ta? Chúng tôi có linh cảm rằng ở đó có một dịp tốt vui tươi để đồng hành và bước
đi với các tín hữu đang tìm kiếm, để giúp họ khám phá ra kho tàng lớn lao của
lòng họ, các chiều sâu của ân sủng đã nhận được trong phép Rửa Tội.
(3) Vấn đề lãnh đạo
Chuẩn bị để “Ra Khơi” cho
ngàn năm mới, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng làm một việc tốt là nhìn lại cách thức
mà những người lãnh đạo của họ đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của họ. Nhiều
người đã thấy rằng sau 35 năm, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Canada đã đánh mất
một ít sức sống nguyên thủy, rằng sự dấn thân cho Phong Trào Canh Tân đã giảm bớt
và một số người lãnh đạo của những nhóm cầu nguyện ở tầm mức địa phương bắt đầu
bày tỏ sự mệt mỏi sau nhiều năm đứng đầu những nhóm này. Phải chăng gánh nặng của
việc lãnh đạo bị kéo dài trong tầm mức địa phương là một lý do để giải thích tại
sao Phong Trào Canh Tân đã đánh mất một phần sức sống nguyên thủy, năng lực của
nó và khả năng thu hút những thành viên trẻ nhất của cộng đoàn giáo hội?
Điều chắc chắn là một sự
lãnh đạo tốt và một đường hướng tốt cũng thuộc thành phần của đặc sủng của Chúa
Thánh Thần. Trong thơ gởi cho giáo đoàn Roma (Rm 12,6-8), thánh Phaolô nhắc nhở
chúng ta rằng, chức vụ của “người chủ toạ” là một ơn gọi, một đặc sủng của Chúa
Thánh Thần. Tuy nhiên, một đặc sủng như thế đòi hỏi một sự huấn luyện liên tục
để có được những khéo léo của sự lãnh đạo hữu hiệu. Thiên Chúa làm việc với
thiên nhiên, và không chống lại thiên nhiên, để trưng dẫn một phương ngôn xưa của
thời Trung Cổ, điều này có nghĩa là chúng ta phải cộng tác với đặc sủng của
Thiên Chúa với tất cả sự khéo léo của con người và tất cả các nguồn lực mà
chúng ta có. Tóm lại, đây là một sự quan trọng chính yếu để nhìn lại từng giai
đoạn một và đánh giá cách thức mà qua cách đó -
và với sự thành công như thế - sự
lãnh đạo của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đã thực sự lãnh nhận, duy trì, thực
hành và cuối cùng truyền đạt cho thế hệ trẻ hơn. Nếu không có một việc tái đánh
giá như thế của sự lãnh đạo, phong trào có thể đánh mất đi sức sống nguyên thủy
của nó, sự hăng hái của nó, và sức thu hút dễ lây của nó. Việc duyệt lại như thế
phải được tái cứu xét cách trung thực những tiêu chuẩn được dùng để chọn lựa những
người lãnh đạo, cách thức mà họ cáng đáng trách nhiệm này, những phương tiện mà
họ dùng để có được một sự huấn luyện liên tục, thời gian của nhiệm kỳ trong chức
vụ này và thủ tục hay cách thức truyền đạt sự lãnh đạo một cách nhịp nhàng vào
lúc cuối của mỗi nhiệm kỳ trong phong trào.
Người lãnh đạo là một người
mà sự lo lắng chính yếu là sự công hiệu. Thí dụ, người lãnh đạo bảo đảm rằng những
điều kiện và chỉ thị tốt được thiết lập với cách thức để khích lệ người khác để
họ phục vụ hết mình. Người lãnh đạo hiểu biết rằng những kết quả bền bỉ lâu dài
không thể có được bằng cách ra lệnh cho người khác làm việc gì đó. Sự lãnh đạo
phải có một cách hành động như thế nào để cho người khác làm việc một cách tự
nguyện. Điều đó đòi hỏi sự khéo léo để hoạch định, tổ chức, phối trí và điều
khiển. Điều đó đặc biệt đúng vào thời đại của chúng ta khi mà người lãnh đạo kết
hợp với những thay đổi nhanh dần, sự đa dạng của văn hoá, nhiều mong đợi của
các thành viên, một thách đố liên tục về tài nguyên, nhân lực cũng như tài
chánh. Một sự chú ý như thế về căn bản của phẩm chất con người không chống lại
sự chú ý tới các đặc sủng và các linh hứng hồn nhiên của Chúa Thánh Thần: ngược
lại, sự phát triển những đức tính này của người lãnh đạo chỉ có thể làm tăng
giá trị và nâng đỡ công việc của Chúa Thánh Thần.
Một người lãnh đạo Kitô hữu
tốt không chỉ là một người quản trị giỏi nhưng còn “làm chứng” cho Tin Mừng
trong và bởi gương mẫu của cuộc sống mình. Đấy là điều làm một cách đặc biệt
cho người lãnh đạo có một sức mạnh thu hút không thể chống trả lại được. Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: “Được kết hợp với Chúa Kitô, vị ngôn sứ
vĩ đại” (Lc 7,16), và được thiết lập trong Thánh Thần chứng nhân của Chúa Kitô
Phục Sinh, các tín hữu giáo dân được mời gọi để làm sáng chói lên sự mới mẻ và
sức mạnh của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày, đời sống gia đình và đời sống
xã hội của họ.”
Ngụp lặn trong thế giới như
họ đang làm là hoàn cảnh bình thường làm việc của họ, chúng ta cần những tín hữu
giáo dân để biểu lộ Chúa Kitô qua chứng từ của đời sống đức tin, niềm hy vọng
và bác ái của họ. Thực vậy, khả năng làm chứng của họ trong thế giới cũng rất lớn
nếu đời sống của họ toả chiếu một sự thánh thiện cá nhân bởi vì “sự thánh thiện
là lời chứng lớn nhất của phẩm cách được trao ban cho môn đồ của Chúa Kitô”
(4) Vấn đề của việc tu nghiệp
trường kỳ
Sự huấn luyện không chỉ có
một tầm quan trọng đặc biệt cho các trưởng nhóm, nhưng trong thời đại thay đổi
nhanh chóng này, điều này càng ngày càng trở nên hiển nhiên, là tu nghiệp trường
kỳ cũng phải được mở ra cho tất cả mọi phần tử của mỗi phong trào của Giáo Hội
– nói rõ hơn - là cho tất cả các tín hữu
giáo dân. Trong tông thư Christifideles Laici (Người tín hữu giáo dân), Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh thực sự khi nói rằng đào tạo các tín hữu
giáo dân phải nằm trong những ưu tiên của các địa phận. Ngài viết: “Được huấn
luyện tốt, chúng ta càng cảm thấy nhu cầu phải theo đuổi và đào sâu sự huấn luyện
này và khi chúng ta càng được đào tạo, chúng ta lại có khả năng đào tạo người
khác.”[1] Chương V của tông thư này được hoàn toàn dành riêng cho nhiều phương
diện được nối kết nhau mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là một “đào tạo
hoàn toàn trọn vẹn” của tín hữu. Ngài giải thích rằng các sự phối hợp khác nhau
của việc đào tạo như thế bao gồm: đào tạo về tâm linh, về giáo thuyết, về nhu cầu
thiết yếu để có được một sự hiểu biết chính xác hơn về học thuyết xã hội của
Giáo Hội, cũng như văn hoá về các giá trị của con người.
Chúng tôi khuyến khích các
phần tử của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng cũng như tất cả các tín hữu giáo dân
hãy tham khảo nhiều hơn những nguồn Kinh Thánh và thần học dồi dào mà chúng tôi
hiện đang có. Trong xã hội đa dạng hôm nay, các quan điểm và ý kiến trái ngược
nhau đang tìm cách gây ảnh hưởng, sự cần thiết của việc huấn luyện liên tục là
chuyện hiển nhiên. Điều này được xác nhận đặc biệt là đúng trong cách thức mà
người ta giải thích kinh thánh ngày hôm nay. Có những người giải thích kinh
thánh theo kiểu mặt chữ (fondamentalisme), quá sát từng chữ, trong khi những
người khác lại giải thích cách quá chủ quan. Đối diện với hai trường phái cực
đoan này, suy tưởng thần học, được ăn sâu trong đức tin sống động và sáng sủa
xác nhận một yếu tố quan trọng trong một bản văn chính xác của Kinh Thánh. Thực
thế, theo như “đức tin tìm kiếm sự thông
minh”, thần học không có gì khác là hiệu quả của việc đào sâu và hiểu biết hơn
niềm tin của chúng ta, diễn tả tốt hơn và như thế nói lên niềm hy vọng ngự trị
trong chúng ta (1 P 3,15).
Ủy ban thần học của Hội Đồng
Giám Mục Công Giáo Canada vừa mới thiết lập một “mạng lưới” (web site) cống hiến
một nguồn tài liệu súc tích cho việc huấn luyện trường kỳ này:
http://theologie.cccb.ca/ Các bạn sẽ tìm thấy nơi đó những mẫu mực hữu dụng cho
những nhóm chia sẻ, chiêm niệm và suy niệm về tất cả những đề tài chính của
tông thư Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Novo Millennium Ineunte. Hơn nữa, có
nhiều tài nguyên thần học sẵn có và có thể giúp đỡ các bạn trong việc thâu hoạch
được một “sự huấn luyện trọn vẹn” tốt nhất. Đức Thánh Cha nhắc lại cho chúng ta
điều đó, một sự chú ý đặc biệt phải được mang lại cho nền văn hoá địa phương
nơi mà chúng ta đang sống và làm việc: “Việc huấn luyện các Kitô hữu sẽ được giữ
gìn tối đa cho nền văn hoá của con người nơi đó”[1]. “Trong ý nghĩa này, văn
hoá phải được xem như là tài sản chung của mỗi dân tộc, cách diễn tả phẩm cách
của họ, sự tự do và sáng tạo của họ, và là lời chứng của quãng đường lịch sử của
họ”.
Kết luận
Chúng tôi lặp lại ở đây, vì
lợi ích của tất cả mọi người công giáo Canada, những lời kết thúc của thông điệp
thứ nhất mà chúng tôi đã gởi tới các bạn năm 1970 về Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng:
Hãy trung thành với Thánh
Thần. Chỉ có Ngài mới có thể dẫn dắt tới sự hoàn tất của nó, bởi những con đường
không được vạch ra trước do bàn tay của con người, nỗ lực chung của chúng ta là
để xây dựng Giáo Hội ngày mai.
Lời khích lệ mục vụ này
cũng hợp thời hôm nay khi mà chúng tôi tuyên bố lần đầu tiên cách đây 35 năm.
Chúng ta cũng có thể nói rằng những lời này còn mang một ý nghĩa khẩn cấp hơn
ngày nay khi mà chúng ta sẽ cùng nhau hành trình trên mặt nước bấp bênh của
nghìn năm mới.
Lễ Hiện Xuống 2003
Bản dịch của Linh Mục JB
Đinh Thanh Sơn
Dịch từ “Lettre pastorale
de la Conférence des Évêques catholiques du Canada: Le Renouveau charismatique
au Canada en l'an 2003".